Hỏi: Tôi và ông Nguyễn Văn A. có lập văn bản đổi đất cho nhau, phần tôi nhận đất thổ cư khoảng 200m2 và ông A. nhận khoảng 1 hécta đất nông nghiệp. Văn bản thỏa thuận không có chứng thực của chính quyền địa phương.
Hỏi: Tôi và ông Nguyễn Văn A. có lập văn bản đổi đất cho nhau, phần tôi nhận đất thổ cư khoảng 200m2 và ông A. nhận khoảng 1 hécta đất nông nghiệp. Văn bản thỏa thuận không có chứng thực của chính quyền địa phương. Tôi giao đất và ông A. đã nhận, còn tôi thì chưa nhận, thế nhưng hiện nay ông A. bội tín không thực hiện việc đổi đất.
Xin hỏi tôi cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích của mình? Xin luật sư hướng dẫn.
Trần Tất Hùng (tỉnh Gia Lai)
Trả lời: Luật Đất đai năm 2013 quy định việc trao đổi đất là một trong những quyền của người sử dụng đất. Tuy nhiên, việc trao đổi này chỉ được thực hiện khi 2 bên đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ)… Việc trao đổi phải lập bằng văn bản có chứng thực của chính quyền địa phương hoặc công chứng.
Thông tin ông cung cấp không thể hiện khi thực hiện việc trao đổi đất 2 bên đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ hay chưa, nếu có thì lập hợp đồng trao đổi và phải công chứng hoặc chứng thực. Nếu chưa được cấp giấy chứng nhận QSDĐ thì việc trao đổi đất là không đúng quy định pháp luật.
Tuy nhiên, Luật Đất đai cũng quy định trường hợp trao đổi đất chỉ được thực hiện khi đất trao đổi của 2 bên có cùng mục đích sử dụng là đất nông nghiệp và thửa đất trao đổi phải cùng một địa phương.
Do ông A. bội tín không thực hiện việc đổi đất, nên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, ông có thể thỏa thuận hủy bỏ việc trao đổi đất giữa 2 người. Nếu không thỏa thuận được, ông có thể khởi kiện tòa án nhân dân cấp huyện nơi có thửa đất trao đổi.
LS.Ngô Văn Định