Báo Đồng Nai điện tử
En

Đổ chất thải vào nhà người khác có vi phạm pháp luật?

11:03, 13/03/2017

Hỏi: Xuất phát từ chuyện cãi nhau, gia đình tôi bị người hàng xóm dùng mắm tôm, sơn gia dụng, phân… lén đổ vào nhà gây hôi thối. Tôi phát hiện được việc này do xem lại camera bảo vệ gắn trong nhà. Xin hỏi, hành vi trên của người hàng xóm có vi phạm pháp luật hình sự về gây ô nhiễm môi trường không?

Hỏi: Xuất phát từ chuyện cãi nhau, gia đình tôi bị người hàng xóm dùng mắm tôm, sơn gia dụng, phân… lén đổ vào nhà gây hôi thối. Tôi phát hiện được việc này do xem lại camera bảo vệ gắn trong nhà. Xin hỏi, hành vi trên của người hàng xóm có vi phạm pháp luật hình sự về gây ô nhiễm môi trường không?

                                                       Anh Châu (huyện Định Quán)

Trả lời: Trước hết, anh làm đơn trình báo sự việc đến công an, chính quyền địa phương cấp xã nơi nhà anh tọa lạc, kèm theo băng ghi hình có nội dung liên quan đến hành vi của người hàng xóm. Cơ quan chức năng căn cứ vào đó để xem xét giải quyết theo quy định.

Tuy nhiên, căn cứ vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì chất thải sinh hoạt nói chung; hoặc phân, nước tiểu, sơn gia dụng, mắm tôm… mà người khác đổ vào nhà anh không phải là chất độc hại. Như vậy, hành vi dùng chất thải sinh hoạt làm dơ bẩn nhà người khác là vi phạm pháp luật, nhưng không phải vi phạm pháp luật hình sự.

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2, điều 10 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP, thì người thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1-2 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn phải buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu (được hiểu là dọn dẹp, tẩy rửa) để ngôi nhà của anh không còn mùi hôi thối của chất thải.

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm này là chủ tịch UBND cấp xã, phường nơi gia đình anh đang sinh sống.

 LS. Ngô Văn Định

Tin xem nhiều