Báo Đồng Nai điện tử
En

Quy định về trình tự giám đốc thẩm

10:10, 10/10/2016

Hỏi: Tôi tham dự phiên tòa tại Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Đồng Nai. Khi giải thích quyền và nghĩa vụ của các đương sự, chủ tọa phiên tòa nói: "Đây là bản án phiên tòa phúc thẩm nên có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên cáo. Các đương sự không có quyền kháng cáo nữa mà chỉ có quyền khiếu nại bản án phúc thẩm và đề nghị TAND cấp cao tại TP.Hồ Chí Minh xem xét theo trình tự giám đốc thẩm".  Xin hỏi, thủ tục giám đốc thẩm là gì?

Hỏi: Tôi tham dự phiên tòa tại Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Đồng Nai. Khi giải thích quyền và nghĩa vụ của các đương sự, chủ tọa phiên tòa nói: “Đây là bản án phiên tòa phúc thẩm nên có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên cáo. Các đương sự không có quyền kháng cáo nữa mà chỉ có quyền khiếu nại bản án phúc thẩm và đề nghị TAND cấp cao tại TP.Hồ Chí Minh xem xét theo trình tự giám đốc thẩm”.  Xin hỏi, thủ tục giám đốc thẩm là gì?

Nguyễn Văn Hải (TX.Long Khánh)

Trả lời: Giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt theo quy định của pháp luật để xem xét, quyết định bản án đã có hiệu lực pháp luật trên cơ sở kháng nghị của viện trưởng viện kiểm sát nhân dân hoặc của chánh án TAND cấp trên. Ví dụ: Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai, Chánh án TAND tỉnh Đồng Nai có thẩm quyền kháng nghị đối với quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện thuộc tỉnh Đồng Nai. Khi phát hiện có sự sai lầm, vi phạm pháp luật nghiêm trọng về việc giải quyết vụ án, như: viện dẫn điều luật áp dụng trong bản án, hoặc quyết định không phù hợp với tình tiết khách quan trọng vụ án; vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng như triệu tập các đương sự không đầy đủ. Chẳng hạn, trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế của gia đình có 10 anh em, tòa án chỉ triệu tập 9 người là không đúng quy định.

Trường hợp bạn hỏi, vị chủ tọa phiên tòa phúc thẩm tại TAND tỉnh Đồng Nai phát biểu như vậy là đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Nếu cho rằng hội đồng xét xử phiên tòa phúc thẩm có vi phạm pháp luật, các đương sự có quyền gửi đơn khiếu nại bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Đồng Nai đến Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao hoặc Chánh án TAND cấp cao tại TP.Hồ Chí Minh để nơi đây xem xét việc kháng nghị giám đốc thẩm. 

LS.Ngô Văn Định

Tin xem nhiều