Báo Đồng Nai điện tử
En

Giao dịch dân sự phải phù hợp với quy định của pháp luật

11:07, 04/07/2016

Tôi là nguyên đơn khởi kiện đòi nợ vay với số tiền đến vài tỷ đồng. Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử, phía bị đơn kháng cáo và tòa án phúc thẩm đã hủy án. Hiện nay tòa án cấp sơ thẩm đang xem xét thụ lý lại vụ án.

Hỏi: Tôi là nguyên đơn khởi kiện đòi nợ vay với số tiền đến vài tỷ đồng. Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử, phía bị đơn kháng cáo và tòa án phúc thẩm đã hủy án. Hiện nay tòa án cấp sơ thẩm đang xem xét thụ lý lại vụ án. Nội dung vụ án cũng khá phức tạp, có người gặp tôi đề nghị cứ giao cho họ “lo” tất cả mọi việc, đồng thời cam kết dân sự về việc trích thưởng. Theo đó, nếu thắng kiện thì tôi phải thưởng cho họ 30% giá trị tài sản của khoản nợ, còn tôi rút đơn khởi kiện thì phải bồi thường cho họ 500 triệu đồng. Tôi đang rất lúng túng không biết phải xử lý ra sao.                                                    

Trần Ngọc (TP.Biên Hòa)

 

Trả lời: Việc thỏa thuận giữa 2 bên là tự nguyện. Tuy nhiên, tất cả giao dịch dân sự đều phải đúng pháp luật. Nội dung bản cam kết về việc trích thưởng có điểm không ổn về mặt pháp lý. Cụ thể, đối tác của bạn không phải là người được bạn ủy quyền để tham gia tố tụng; cũng không phải là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bạn trước tòa án. Họ không có vai trò gì trong vụ kiện này, dù là người “lo” tất cả mọi việc. Bởi khi bạn thắng kiện thì họ được hưởng 30% giá trị tài sản kiện tụng, và nếu rút đơn bạn bồi thường cho họ 500 triệu đồng. Nghĩa là họ “cột chặt” giao dịch, dù bạn thắng hay không kiện nữa họ vẫn là bên được lợi. 

Tóm lại, nội dung bản cam kết về việc trích thưởng là chưa ổn về mặt pháp lý. Hơn nữa, nếu là hợp đồng thì phải được công chứng hoặc chứng thực, mà muốn được công chứng hoặc chứng thực thì nội dung phải phù hợp với quy định của pháp luật.

Chúc bạn gặp may mắn!

LS.Nguyễn Đức

 

 

 

Tin xem nhiều