
Cha mẹ chúng tôi đều đã qua đời hơn 4 năm nay. Tài sản của cha mẹ để lại khá lớn. Chúng tôi có 3 chị em gái và 1 em trai út, nhưng cậu em bị tai nạn qua đời năm 2013.
Hỏi: Cha mẹ chúng tôi đều đã qua đời hơn 4 năm nay. Tài sản của cha mẹ để lại khá lớn. Chúng tôi có 3 chị em gái và 1 em trai út, nhưng cậu em bị tai nạn qua đời năm 2013. Người em trai út có con trai duy nhất, tức cháu nội của cha mẹ tôi. Trong mấy chị em gái có người rất nghèo, chúng tôi muốn người đó được hưởng một phần di sản của cha mẹ để lại, nhưng đứa cháu nội của cha mẹ tôi không đồng ý. Cháu nêu lý do là “đích tôn” nên có quyền hưởng hết tài sản của ông bà nội để lại. Xin hỏi, cháu nói như vậy có đúng pháp luật không? Chúng tôi muốn người em gái đang gặp khó khăn được hưởng một phần di sản của cha mẹ thì phải làm sao?
Hồng Tố Loan (huyện Định Quán)
Trả lời: Pháp luật hiện hành không quy định cháu “đích tôn” được hưởng tất cả các di sản thừa kế của ông bà để lại. Để giữ được tình cảm trong gia đình, bạn nên cố gắng thuyết phục cậu cháu “đích tôn” chia di sản cho những người cô là 3 chị em ruột của bạn. Nếu người cháu kiên quyết không thực hiện điều này thì chị em bạn có quyền khởi kiện tại tòa án để đòi được chia di sản thừa kế của cha mẹ để lại.
Theo quy định, 3 chị em ruột của bạn là những người thừa kế ở hàng thứ nhất, được hưởng thừa kế của cha mẹ. Tòa án có thẩm quyền xem xét và phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Chúc bạn gặp may mắn!
LS.Nguyễn Đức