Báo Đồng Nai điện tử
En

Người chưa thành niên vi phạm pháp luật xử lý ra sao?

11:02, 02/02/2015

Hiện nay, pháp luật quy định về độ tuổi của người chưa thành niên và trẻ em như thế nào; khi lứa tuổi này có hành vi phạm pháp thì biện pháp xử lý ra sao?

Hỏi: Hiện nay, pháp luật quy định về độ tuổi của người chưa thành niên và trẻ em như thế nào; khi lứa tuổi này có hành vi phạm pháp thì biện pháp xử lý ra sao?

Huỳnh Hoa (TP.Biên Hòa)

Trả lời:

Tại Điều 1, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 nêu rõ: “Trẻ em trong luật này được quy định là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. Hay như Điều 18, Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “ Người đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên; người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên”. Trong khi đó, Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 quy định tại Điều 1: “Trẻ em là người dưới 18 tuổi”.

Theo các văn bản pháp luật đã viện dẫn thì có thể hiểu rằng, pháp luật Việt Nam quy định người chưa đủ 16 tuổi là trẻ em; người chưa đủ 18 tuổi là vị thành niên. Còn Công ước Quốc tế về quyền trẻ em thì quy định người dưới 18 tuổi là trẻ em.

Về chính sách pháp luật và xử lý đối với độ tuổi này vi phạm pháp luật, Điều 69, Bộ luật Hình sự Việt Nam 1999 dành hẳn một chương quy định về xử lý người chưa thành niên phạm tội. Theo đó, khi xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu là giáo dục răn đe, nếu phải xử phạt thì hình phạt nhẹ hơn người đã thành niên, không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội.

Như vậy, theo pháp luật Việt Nam trẻ em là người chưa đủ 16 tuổi, người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Khi đối tượng này phạm pháp thì biện pháp xử lý chủ yếu là giáo dục, răn đe để giúp họ trở thành người tốt.

Cần trao đổi cụ thể, mời em gặp trực tiếp luật sư.

LS.Nguyễn Đức

 

 

 

 

 

 

Tin xem nhiều