Hỏi: Hiện nay các bên thực hiện giao dịch dân sự đều viết giấy và ký tên hoặc lăn tay. Trong nhiều vụ việc được cơ quan thẩm quyền thừa nhận và cũng không ít trường hợp không xác nhận vì cho là "giấy tay". Không hiểu quy định của pháp luật về vấn đề này như thế nào?
Hỏi: Hiện nay các bên thực hiện giao dịch dân sự đều viết giấy và ký tên hoặc lăn tay. Trong nhiều vụ việc được cơ quan thẩm quyền thừa nhận và cũng không ít trường hợp không xác nhận vì cho là “giấy tay”. Không hiểu quy định của pháp luật về vấn đề này như thế nào?
(trantoan27@yahoo.com.vn)
Trả lời: Trước hết, phải làm rõ thế nào là “giấy tay”, và hiệu lực pháp lý của loại giấy này như thế nào. Thực ra, chưa có văn bản nào của cơ quan thẩm quyền định nghĩa một cách chính xác và đầy đủ thế nào là “giấy tay”. Có ý kiến cho rằng, giấy tay là giấy viết tay bằng bút. Nếu hiểu như vậy thì giấy tờ là văn bản được tạo ra từ máy tính, máy đánh chữ có phải là giấy tay không?
Pháp luật Dân sự Việt Nam quy định, việc giao dịch dân sự được giao kết bằng lời nói, bằng hành vi cụ thể hoặc bằng văn bản. Pháp luật cũng quy định nhiều loại hợp đồng dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực (như: hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất, hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà đất…). Đối với những loại hợp đồng giao dịch mà pháp luật quy định phải công chứng hoặc chứng thực, khi các bên tham gia giao dịch phải tuân thủ, nếu vi phạm là trái pháp luật. Với ý nghĩa như đã nêu, khi giao kết hợp đồng dân sự buộc phải công chứng hoặc chứng thực mà hai bên không chấp hành thì đó là “giấy tay”. Nghĩa là do các bên tự lập, không được cơ quan thẩm quyền chứng thực theo quy định.
Trong thực tế, nhiều loại giấy tờ hợp đồng, giao kèo chỉ có hai bên tự lập nhưng vẫn có giá trị pháp lý, đó là các giao dịch mà pháp luật không quy định phải công chứng hoặc chứng thực. Tuy nhiên, để chặt chẽ và hạn chế việc tranh chấp, giấy tờ giao dịch được lập giữa hai đối tác phải có đầy đủ chữ ký, trường hợp cần thiết và chặt chẽ hơn nên có điểm chỉ (lăn tay). Kinh nghiệm cho thấy, tuy các giấy tờ giao dịch nếu chỉ có chữ ký của các bên, khi xảy ra tranh chấp thì không thừa nhận chữ ký. Chính vì vậy, để xác định chính xác danh tính của từng trường hợp cụ thể, cơ quan thẩm quyền phải trưng cầu giám định chữ ký. Việc làm này vừa tốn kém, rất mất thời gian, đôi khi kết quả lại không hoàn toàn chính xác. Do đó, trong văn bản lập giữa hai bên, tốt nhất ngoài chữ ký nên có bút tích của người ký tên. Ví dụ, chữ viết của một người này khó có thể lẫn với chữ viết của một người khác.
Chúc bạn mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn.
LS. Nguyễn Đức