Báo Đồng Nai điện tử
En

Về dấu vân tay và chữ ký

09:10, 22/10/2013

Tôi có cho người bạn vay nợ. Giấy nợ do tôi viết và người vay nợ có ký và điểm chỉ (lăn tay). Hiện nay, người nợ tôi đã mất. Tôi đặt vấn đề đòi nợ với chồng của người vay nợ nhưng họ không đồng ý vì cho rằng dấu lăn tay và chữ ký không phải của vợ ông ấy. Xin hỏi, pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào?

Trần Thị Thanh (TP.Biên Hòa)

Hỏi: Tôi có cho người bạn vay nợ. Giấy nợ do tôi viết và người vay nợ có ký và điểm chỉ (lăn tay). Hiện nay, người nợ tôi đã mất. Tôi đặt vấn đề đòi nợ với chồng của người vay nợ nhưng họ không đồng ý vì cho rằng dấu lăn tay và chữ ký không phải của vợ ông ấy. Xin hỏi, pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào?

Trần Thị Thanh (TP.Biên Hòa)

Trả lời: Để thể hiện tính chính xác trong các loại giấy tờ, các loại hợp đồng, giao dịch người ta thường ký tên hoặc lăn tay. Kinh nghiệm cho thấy, trong trường hợp vay nợ, tốt nhất người vay phải tự viết giấy vay nợ và ký tên. Bởi ngoài bút tích là chữ ký còn có chữ viết, nếu người vay không thừa nhận chữ ký của họ thì còn chữ viết; nếu họ không thừa nhận chữ ký và chữ viết thì giám định cả chữ ký và chữ viết cũng dễ hơn (thông thường chỉ giám định chữ ký).

Trường hợp của bạn, người vay nợ có lăn tay và ký tên trong giấy nợ. Vì vậy, nếu người thừa kế từ chối nghĩa vụ trả nợ với lý do là không phải dấu lăn tay và chữ ký của người thân của họ thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan thẩm quyền giám định vân tay và chữ ký. Tất nhiên, bạn phải cung cấp mẫu vân tay trong chứng minh nhân dân của người vay nợ đó.

Bạn có thể gặp luật sư để trao đổi cụ thể về vấn đề này. Chào bạn.

                                                                                  LS.Nguyễn Đức

Tin xem nhiều