Báo Đồng Nai điện tử
En

Tiêu chí xác định kinh tế trang trại

09:12, 06/12/2011

Tôi có cơ sở sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp và chăn nuôi khá lớn. Để tiếp tục phát triển sản xuất, tôi rất cần vốn. Tôi liên hệ với ngân hàng thì được biết muốn vay để phát triển sản xuất thì cơ sở của tôi phải có giấy chứng nhận trang trại.

Tôi có cơ sở sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp và chăn nuôi khá lớn. Để tiếp tục phát triển sản xuất, tôi rất cần vốn. Tôi liên hệ với ngân hàng thì được biết muốn vay để phát triển sản xuất thì cơ sở của tôi phải có giấy chứng nhận trang trại.

Cho tôi được hỏi: Tiêu chí nào để xác định là trang trại và cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại?

Xin quý Báo tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn.

Trần Văn Hai (huyện Cẩm Mỹ)

* Về tiêu chí xác định trang trại:

Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:

1.  Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:

 a. Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu 3,1 hécta.

 b. Có giá trị sản lượng hàng hóa đạt từ 700 triệu đồng/năm trở lên.

2.  Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên, đồng thời thỏa mãn các điều kiện về quy mô đàn như sau:

 a. Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò,…; chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 20 con trở lên; chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên; trường hợp có cả chăn nuôi sinh sản và lấy thịt thì việc thống kê đầu con được tính như sau: quy đổi theo tỷ lệ 2,5 con thịt bằng 1 con sinh sản và ngược lại.

 b. Chăn nuôi gia súc: lợn, dê,…; chăn nuôi sinh sản đối với lợn có thường xuyên từ 30 con trở lên, đối với dê, cừu từ 100 con trở lên; chăn nuôi thịt đối với lợn có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa), dê cừu thịt từ 300 con trở lên; trường hợp có cả chăn nuôi sinh sản và lấy thịt thì việc thống kê đầu con được tính như sau: quy đổi theo tỷ lệ 3 con thịt bằng 1 con sinh sản và ngược lại.

 c. Chăn nuôi gia cầm: Đối với gà, vịt… thịt: có thường xuyên từ 5.000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi); đối với gà, vịt … đẻ (trứng thương phẩm, con giống…) có thường xuyên từ 2.000 con trở lên; trường hợp có cả chăn nuôi đẻ và lấy thịt thì việc thống kê đầu con được tính như sau: quy đổi theo tỷ lệ 2,5 con sinh sản và ngược lại.

d. Đối với cơ sở chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia  cầm thì tiêu chí để xác định kinh tế trang trại là giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên.

3.  Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 hécta và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.

4.  Đối với trang trại nuôi trồng thủy sản theo hình thức lồng bè thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hóa đạt từ 700 triệu đồng/năm trở lên.

* Về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại:

UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là UBND cấp huyện) là cơ quan cấp, cấp đổi, cấp lại và thu hồi giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

* Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại gồm:

1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại thực hiện theo mẫu quy định.

2. Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Đối với diện tích đất cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận QSDĐ phải được UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND  cấp xã) nơi có đất xác nhận là người đang sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.

 (Theo Điều 5, Điều 7, Điều 8 - bản quy định ban hành kèm theo Quyết định số 3196/QĐ-UBND ngày 29/11/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai).

Cần trao đổi cụ thể, ông có thể liên hệ với luật sư qua số ĐT 0913.755442. Chúc ông gặp may mắn trong công việc.  

LS. Nguyễn Đức

 

 

 

Tin xem nhiều