Cha mẹ tôi có lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho người em út, bản di chúc có người biết chữ ghi lại và được UBND xã chứng thực. Năm 2005, người em út của tôi chết, năm 2007 cha tôi mất và năm 2010 mẹ của tôi cũng mất.
Cha mẹ tôi có lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho người em út, bản di chúc có người biết chữ ghi lại và được UBND xã chứng thực. Năm 2005, người em út của tôi chết, năm 2007 cha tôi mất và năm 2010 mẹ của tôi cũng mất.
Hiện nay, vợ và con của người em út chiếm hữu và sử dụng tài sản của cha mẹ tôi để lại. Các anh chị em ruột của chúng tôi có đề nghị chia thừa kế nhưng người em dâu và những đứa cháu không đồng ý với lý do là chồng và cha của họ là người được hưởng thừa kế tài sản theo di chúc, thì họ là những người thừa kế thế vị.
Như vậy, anh chị em ruột của chúng tôi có được chia thừa kế không? Phải làm sao để được chia? Xin quý báo tư vấn giúp. Xin cảm ơn.
Trần Thị Thanh
(Xã Ngọc Định, huyện Định Quán)
Tại Điều 635 - Bộ luật Dân sự quy định: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế…” và “thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết…” (khoản 1 - điều 633 - Bộ luật Dân sự).
Trong trường hợp cụ thể mà bà hỏi thì người em út của bà chết trước thời điểm mở thừa kế. Người em chết năm 2005, đến năm 2007 và 2010 thì cha mẹ bà (người lập di chúc) mới chết. Như vậy, người em út của bà không đủ tư cách pháp luật để hưởng thừa kế theo di chúc. Các anh chị em ruột của bà muốn được chia thừa kế (trường hợp vợ và con của người em út không đồng ý chia) thì phải yêu cầu tòa án giải quyết.
Bà (hoặc các anh chị em ruột của bà) nên có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia thừa kế.
Cần trao đổi cụ thể, bà có thể liên hệ điện thoại số: 0913.755442 - 0613.823096 để gặp Luật sư.
Chúc bà gặp may mắn.
LS. Nguyễn Đức