Báo Đồng Nai điện tử
Thứ 2, 14/04/2025, 18:40 En

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

09:09, 23/09/2008

Tôi có vụ tranh chấp quyền sử dụng đất đã khởi kiện tại Tòa án huyện, tòa án hướng dẫn tôi về nộp tại xã. Xã đã mời tôi lên lấy lời khai.
Tôi xin hỏi: Nếu vụ tranh chấp của tôi hòa giải ở xã không thành thì cơ quan nào sẽ xử lý tiếp theo và thời gian hòa giải ở xã là bao lâu? Xin cảm ơn.

Trần Thị Thảo(Huyện Long Thành)

Tôi có vụ tranh chấp quyền sử dụng đất đã khởi kiện tại Tòa án huyện, tòa án hướng dẫn tôi về nộp tại xã. Xã đã mời tôi lên lấy lời khai.

Tôi xin hỏi: Nếu vụ tranh chấp của tôi hòa giải ở xã không thành thì cơ quan nào sẽ xử lý tiếp theo và thời gian hòa giải ở xã là bao lâu? Xin cảm ơn.

Trần Thị Thảo (Huyện Long Thành)

Rất tiếc là bà không cho biết 2 bên tranh chấp đã có giấy tờ gì về quyền sử dụng đất (SDĐ) hay chưa. Tuy nhiên, về nguyên tắc, theo Điều 135 và Điều 136 Luật Đất đai 2003, thì:

 

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

 

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được, thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.

 

UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hòa giải tranh chấp đất đai.

 

Thời hạn hòa giải là 30 ngày làm việc, kể từ ngày UBND xã, phường, thị trấn nhận được đơn.

 

Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tranh chấp và xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất. Trường hợp kết quả hòa giải khác với hiện trạng SDĐ thì UBND xã, phường, thị trấn chuyển kết quả hòa giải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai.

 

* Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai:

 

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn mà một bên, hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:

 

1. Tranh chấp về quyền SDĐ mà đương sự có giấy chứng nhận quyền SDĐ hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do tòa án nhân dân giải quyết.

 

2. Tranh chấp về quyền SDĐ mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền SDĐ hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của luật này được giải quyết như sau:

 

Nếu 1 trong 2 bên tranh chấp có giấy chứng nhận quyền SDĐ hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 5 của Điều 50 Luật Đất đai thì sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân. Nếu không có giấy tờ thì thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện. Nếu muốn trao đổi thêm, xin vui lòng liên lạc trực tiếp với luật sư qua số ĐT: 0913.755442 để được tư vấn cụ thể hơn.

Chúc chị gặp may mắn.

LS.Nguyễn Đức

 

Tin xem nhiều