Báo Đồng Nai điện tử
En

Cấu trúc đoàn kết

10:11, 18/11/2015

"Đoàn kết là sức mạnh", đó là chân lý hiển nhiên, luôn được nhắc nhở, giữ gìn trong suốt lịch sử dân tộc. Bài học được ông cha từng nhắc nhở là hình tượng bó đũa và chiếc đũa: cả bó đũa thì không thể bẻ được, nhưng tách ra từng chiếc đũa thì bẻ rất dễ.

“Đoàn kết là sức mạnh”, đó là chân lý hiển nhiên, luôn được nhắc nhở, giữ gìn trong suốt lịch sử dân tộc. Bài học được ông cha từng nhắc nhở là hình tượng bó đũa và chiếc đũa: cả bó đũa thì không thể bẻ được, nhưng tách ra từng chiếc đũa thì bẻ rất dễ. Bác Hồ dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đoàn kết là truyền thống của dân tộc, nhờ đó nhân dân ta chung sống chan hòa giữa 54 dân tộc, cùng nhau chống ngoại xâm, dựng nước và giữ nước.

Cấu trúc của đoàn kết là gì? Ít khi nghĩ tới, nhưng khi nghĩ tới nhiều khi giật mình. Đoàn kết là mối quan hệ nối kết nhiều người, nhưng không phải lúc nào nhiều người hợp thành cũng đoàn kết. Ca dao có câu minh họa hình ảnh đoàn kết “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại thành hòn núi cao”. Nhưng trong thực tế, có những nơi khi “Ba cây chụm lại… còn thừa hai cây”. Có những tổ chức, đơn vị đông người, vui vẻ, việc chung lợi chung bình ổn, danh hiệu rực rỡ, hai chữ đoàn kết xuất hiện đầy tự hào. Đến khi có “sự cố”, cơ quan chức năng vào cuộc mới lộ ra sự đoàn kết chỉ để bao che, giấu khuyết điểm lẫn nhau. Thì ra, huyết mạch của mối đoàn kết này là sự liên hệ, kết nối nhiều thành tố của đơn vị phải trên cơ sở mục tiêu lợi ích chung hợp pháp chính đáng, nhân văn, tiến bộ.

Đoàn kết phải tạo sức mạnh chung, trên nền lợi ích chung của cộng đồng, dân tộc, không phải để tô vẽ, “làm màu” cho ai đó hay nhóm lợi ích nào đó. Nếu không, hai tiếng đoàn kết chỉ là hình thức đáng sợ.

Trực Tử

Tin xem nhiều