Sự thật là sự thật. Nhưng, phản ánh sự thật, người ta có nhiều cách khác nhau. Có cách dẫn dắt để người khác hiểu sai, chối bỏ sự thật, gọi là ngụy biện.
Sự thật là sự thật. Nhưng, phản ánh sự thật, người ta có nhiều cách khác nhau. Có cách dẫn dắt để người khác hiểu sai, chối bỏ sự thật, gọi là ngụy biện.
Ngụy biện là hình thức ngôn luận được lập luận tưởng là logic, khoa học có sức lôi cuốn, thuyết phục người nghe nhưng thực chất không phản ánh đúng sự thật, xa rời chân lý. Các học giả Aristoteles, Platon, John Clock, Jeremy Bentham đã nghiên cứu, chia các hình thức ngụy biện thành 7 nhóm: Đánh tráo khái niệm; lợi dụng cảm tính và đám đông; làm lạc hướng vấn đề; quy nạp sai; cắt xén thông tin; phi logic; khái quát vội vã... Mỗi loại hình ngụy biện được người ta vận dụng lồng ghép, kết hợp, liên kết với nhiều yếu tố khác khiến nội dung ngụy biện được che đậy khéo léo, khó ngờ, đến mức bản thân người ngụy biện cũng tin đó là thật.
Trong dân gian, có nhiều ngụy biện mang lại tiếng cười vui vẻ, như chuyện “Con rắn vuông”, “Thầy đồ liếm mật”, “Phúc thống phục nhân sâm”... Ở đời, có nhiều ngụy biện khiến phải đau đầu. Ví dụ, đánh tráo chữ “lấn” (lấn sông) thành “lấp” (lấp sông) làm cho dậy sóng dư luận do lợi dụng được cảm tính và đám đông. Cũng có kiểu ngụy biện ngang ngược, “khó đỡ” của kẻ mạnh: “Đổ cát xây dựng sân nhà, không ai cản. Việc đổ cát xây đảo ở Biển Đông không ai cản, vậy, Biển Đông là sân nhà!”.
Sự ngụy biện gây nguy hiểm. Ngụy biện trở thành vũ khí của kẻ ngang ngược càng nguy hiểm hơn.
Trực Tử