Nguyễn Ngọc Thi (còn gọi là Ngọc Liệu), người làng Đông Sàng, huyện Tùng Thiện (Sơn Tây), vừa đẹp, vừa thông minh, lại khéo léo nghề trồng trọt, nổi tiếng hiền thục. Nghe tiếng đồn về nàng Ngọc Thi, chúa Trịnh đã cảm thấy yêu mến, chừng được gặp mặt một lần càng thêm đắm say. Chúa truyền đưa Ngọc Thi tiến cung.
Nguyễn Ngọc Thi (còn gọi là Ngọc Liệu), người làng Đông Sàng, huyện Tùng Thiện (Sơn Tây), vừa đẹp, vừa thông minh, lại khéo léo nghề trồng trọt, nổi tiếng hiền thục. Nghe tiếng đồn về nàng Ngọc Thi, chúa Trịnh đã cảm thấy yêu mến, chừng được gặp mặt một lần càng thêm đắm say. Chúa truyền đưa Ngọc Thi tiến cung.
Ngọc Thi vào dinh Chúa, Chúa đẹp lòng xếp vào hàng cung phi, yêu dấu hơn hết thảy. Ngọc Thi thường được ân sủng riêng, sống đời vương giả. Nhưng Ngọc Thi vẫn cứ buồn phiền, ngày ngày ra ngõ ngóng về quê cũ nước mắt tuôn rơi. Biết Ngọc Thi còn quyến luyến quê nhà, Chúa thương tình cho phép về thăm. Mỗi lần đi Ngọc Thi lần lựa ở miết lại nhà khiến Chúa thương nhớ phải đi đón. Được vài lần, Ngọc Thi chẳng chịu về kinh nữa. Chúa lệnh thế nào, khuyên nhủ ra sao, Ngọc Thi cũng quyết ở lại vui việc mở đất trồng mía với dân làng. Chúa tức giận hỏi: “Tình ta đối với nàng chẳng trọn vẹn hay sao?”. Ngọc Thi đáp:“Bẩm, Chúa đối với thiếp rất trọn vẹn”. Chúa hỏi: “Vậy sao nàng không về cùng ta?”. Ngọc Thi chỉ tay xuống đất:“Tình thiếp với đất này, chốn này nặng hơn”.
Chúa Trịnh rất giận nhưng không trị tội vì quá yêu nàng. Chúa đành chịu thua, để Ngọc Thi ở lại Đông Sàng, mỗi lần muốn gặp phải thân hành đến. Biết Ngọc Thi thiết tha với việc trồng mía, làm đường, Chúa xuống chỉ khuyến khích dân Đông Sàng mở mang đất trồng, giảm thuế, ban thưởng nhiều trâu bò. Nhờ vậy nghề mía đường ở Sơn Tây phát đạt, dần dần trở thành nghề truyền thống, cha truyền con nối ở đây.
Dân Sơn Tây nhớ ơn Ngọc Thi nên lập đền thờ, gọi Ngọc Thi là Bà Mía. Bà Mía được nhắc đến nhiều hơn là Ngọc Thi.
Xưa nay vẫn vậy. Người có công đức với dân thường được dân nhớ, dân thương và kính trọng hơn là các mệnh phụ quyền uy.
Trực Tử