Thời Chiến quốc, vua nước Tề sai sứ dâng thư vấn an bà Uy Hậu nước Triệu. Uy Hậu nhận thư không vội xem liền mà ân cần hỏi sứ giả: "Nước Tề năm nay không mất mùa chứ? Dân chúng có ấm no không? Vua có được mạnh khỏe không?".
Thời Chiến quốc, vua nước Tề sai sứ dâng thư vấn an bà Uy Hậu nước Triệu. Uy Hậu nhận thư không vội xem liền mà ân cần hỏi sứ giả: “Nước Tề năm nay không mất mùa chứ? Dân chúng có ấm no không? Vua có được mạnh khỏe không?”.
Sứ nước Tề nghe nói vậy không bằng lòng: “Vua nước tôi vì lòng kính mà sai mang thư đến vấn an Quốc Mẫu. Nay Quốc Mẫu hỏi thăm mùa màng và dân chúng trước rồi mới hỏi đến vua Tề, như vậy có phải là hợp lẽ không?”.
Uy Hậu nói: “Sao lại không? Theo ngươi, ngọn cây mọc trước hay gốc mọc trước?”.
Sứ giả: “Thưa, gốc mọc trước”.
Uy Hậu giải thích: “Ngôi vua cũng vậy, nếu không có mùa màng tốt lấy gì no dân, nếu không có dân lấy đâu có vua. Ai lại bỏ gốc mà hỏi ngọn trước bao giờ”. Sau đó, Uy Hậu hỏi chuyện triều đình, chuyện đời sống của quần thần nước Tề rồi mới xem thư của vua Tề.
Nghe sứ giả thuật chuyện, vua Tề nói: “Đó là người biết cách trị nước”.
Tư tưởng xem dân là gốc không lạ. Vấn đề là có thực lòng, có trở thành tình cảm tự nhiên trong mọi ứng xử hay không. Vậy, trong phát biểu trước công chúng, nếu diễn giả kính thưa “đồng bào, bà con” trước khi kính thưa “lãnh đạo cấp trên” không nên xem là “bất thường”, xin đừng bắt lỗi. Tội lắm người ơi!
Trực Tử