Truyện cổ Nhật có chuyện: một Samurai đi đòi nợ, người đánh cá nghèo khổ chưa có tiền trả. Samurai rút gươm toan giết. Người đánh cá hoảng sợ, giơ tay kêu lên: "Đừng giết. Cổ nhân dạy: đừng hành động khi tức giận!".
Truyện cổ Nhật có chuyện: một Samurai đi đòi nợ, người đánh cá nghèo khổ chưa có tiền trả. Samurai rút gươm toan giết. Người đánh cá hoảng sợ, giơ tay kêu lên: “Đừng giết. Cổ nhân dạy: đừng hành động khi tức giận!”. Samurai dừng tay: “Đúng là ta đang tức giận đây! Cho ngươi một tháng. Đúng ngày này tháng sau, nếu không trả đủ tiền, sẽ là ngày giỗ của ngươi”.
Vị Samurai nọ về nhà, thấy vợ mình đang nằm trên giường với một Samurai khác. Chàng ta tức giận, rút gươm. Nghe tiếng gươm khua, người vợ tỉnh giấc, choàng dậy: “Dừng tay! Đừng hành động khi tức giận”. Samurai tra gươm vào vỏ, nhìn lại, kẻ nằm đó không phải đàn ông, mà là mẹ vợ. Người vợ giải thích: “Chàng đi vắng, em sợ kẻ xấu, phải ngủ với mẹ, mẹ mặc võ phục của chàng để dọa chúng”.
Chưa đầy một tháng sau, người đánh cá mang tiền đến trả. Samurai xua tay: “Ngươi đã trả nợ rồi!”. Người đánh cá ngạc nhiên: “Trả bao giờ?”. Samurai đáp: “Đã trả bằng câu nói nghìn vàng: đừng hành động khi tức giận!”.
Quả thực, trong đời, có những chân lý giản đơn và sự đền đáp xứng đáng. Vấn đề là, người ta có nhận ra đúng lúc và ứng xử hợp lý hay không!
Truyện cổ Nhật không nói người đánh cá ấy biết ơn vị Samurai nọ như thế nào. Nhưng, chắc chắn không phải là thù hằn, chối bỏ. Bởi vì, người đánh cá tuy ít chữ nghĩa nhưng là người lao động tử tế.
Trực Tử