Báo Đồng Nai điện tử
En

Đạo đức và pháp luật

11:06, 07/06/2015

Từ thời cổ đại, lịch sử hành pháp nhân loại tồn tại 2 trào lưu tư tưởng khác nhau: đức trị và pháp trị. Khổng tử, Mạnh tử chủ trương "đức trị". Hàn Phi tử, Lý Tư, Thương Quân theo đuổi "pháp trị".

Từ thời cổ đại, lịch sử hành pháp nhân loại tồn tại 2 trào lưu tư tưởng khác nhau: đức trị và pháp trị. Khổng tử, Mạnh tử chủ trương “đức trị”. Hàn Phi tử, Lý Tư, Thương Quân theo đuổi “pháp trị”.

Theo Khổng tử, việc cầm quyền, lãnh đạo quốc gia cần phải dựa vào đạo đức thì dân chúng đều quy thuận. Nhưng ở thời loạn lạc, tranh hùng xưng bá, Khổng tử dày công du thuyết về đức trị mà chẳng vua chúa nào nghe theo. Vua Tần thời chiến quốc áp dụng pháp trị theo Thương Quân, xây dựng được đế chế hùng mạnh, nhưng rồi cũng sớm lụi tàn do pháp chế hà khắc. Thời phong kiến, dù đức trị hay pháp trị đều phụ thuộc vào ý chí cá nhân nhà vua.

Nguyễn Ái Quốc không theo phong kiến, tìm đến “tinh thần pháp luật” của Montesquieu với luận điểm sáng tỏ: trật tự xã hội phải được duy trì bằng pháp luật. Trong chính thể dân chủ, pháp luật phải có đạo đức.

Tư tưởng “pháp luật trên nền tảng đạo đức” được Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh nung nấu, vun đắp và thực hành trọn đời. Một trong 8 điều yêu sách Nguyễn Ái Quốc gửi đến chính quyền thực dân ở hội nghị Versailles là thay chế độ sắc lệnh thành chế độ ra các đạo luật, “trăm điều phải có thần linh pháp quyền”.

Sau Tuyên ngôn Độc lập năm 1945, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải có Hiến pháp dân chủ, tổ chức tổng tuyển cử càng sớm càng tốt. Ngày 6-1-1946, tổng tuyển cử thành công. Ngày 9-11-1946, Hiến pháp đầu tiên ra đời. Sau này, nhiều lần bổ sung, sửa đổi, tinh thần cơ bản của Hiến pháp không đổi, ấy là: pháp luật trên nền tảng đạo đức, gắn kết chặt chẽ với giá trị đạo đức. Trong thư gửi hội nghị tư pháp toàn quốc (tháng 2-1948), Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: việc thi hành pháp luật phải nêu cao gương “phụng công, thủ pháp, chí công vô tư” cho nhân dân noi theo.

Vậy, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, phải tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật. Pháp luật xây dựng trên nền tảng đạo đức của nhân dân. Đạo đức là phẩm chất của pháp luật. Người thi hành pháp luật phải là tấm gương đạo đức thực thi pháp luật.          

Trc T

Tin xem nhiều