Đầu năm 1428, sau khi đánh đuổi quân Minh, giành lại độc lập, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, đó là Lê Thái Tổ. Sau 20 năm bị đô hộ, đất nước đối mặt với nhiều khó khăn lớn. Năm 1429, Lê Thái Tổ đã ban hành các sắc lệnh, trong đó có những điều quan trọng như sau:
Đầu năm 1428, sau khi đánh đuổi quân Minh, giành lại độc lập, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, đó là Lê Thái Tổ. Sau 20 năm bị đô hộ, đất nước đối mặt với nhiều khó khăn lớn. Năm 1429, Lê Thái Tổ đã ban hành các sắc lệnh, trong đó có những điều quan trọng như sau:
“Nếu thấy các điều lệnh của trẫm có điều gì phương hại đến việc quân, việc nước, hoặc giả là việc sai dịch không phải lẽ, hoặc giả là cho thu thuế khóa nặng nề, hay như có việc tà dâm bạo ngược… thì cho (các quan) tâu xin để trẫm sửa lại... Người xưa có câu “Vua không chọn tướng mà dùng thì có khác gì đem dâng nước mình cho giặc”. Trẫm không lúc nào không suy nghĩ đến điều đó. Bởi đêm ngày lo nghĩ nên mới đem việc quân, việc nước quan trọng mà trao cho các khanh. Thế mà các khanh cứ điềm nhiên như không, trên thì phụ lòng tin dùng của triều đình, dưới thì chẳng chút đoái thương đến quân dân, sao mà biếng nhác việc quan đến thế? Nay, ta ra chiếu này để răn bảo, nếu không biết tự mình sửa lỗi, lại còn tái phạm, thì phép nước còn chờ đó, khi ấy đừng nói là trẫm phụ bề tôi cũ có nhiều công lao”.
586 năm trước, Lê Thái Tổ đã nhắc đến vấn đề “tự phê bình và phê bình” cũng như việc nêu gương, khắc phục khuyết điểm của quan chức, lãnh đạo, người đứng đầu. Muốn trăm họ cùng nghiêm giữ phép nước, thì quan lại, nhất là các bậc khai quốc công thần, trước phải tự làm gương. Bài học cũ mà vẫn mới là vậy!
Trực Tử