Trong Phật điện ở chùa thường thấy tượng bồ tát nghìn mắt, nghìn tay. Người mẹ giải thích cho con gái: "Đấy là hình tướng của Chuẩn Đề Bồ tát, còn gọi là Thiên thủ Thiên nhãn Bồ tát. Nghìn mắt để nhìn thấu, hiểu thấu mọi việc; nghìn tay để làm được nhiều việc giúp đời".
Trong Phật điện ở chùa thường thấy tượng bồ tát nghìn mắt, nghìn tay. Người mẹ giải thích cho con gái: “Đấy là hình tướng của Chuẩn Đề Bồ tát, còn gọi là Thiên thủ Thiên nhãn Bồ tát. Nghìn mắt để nhìn thấu, hiểu thấu mọi việc; nghìn tay để làm được nhiều việc giúp đời”.
Cô gái chỉ tay, hỏi mẹ về 2 tượng khác, một đang che tai, một đang che mày, cùng rướn người về phía trước. Người mẹ giải thích: “Người che mày là Thiên lý nhãn đang nhìn ngoài nghìn dặm. Người che tai là Thuận phong nhĩ, đang lắng nghe vạn dặm. Cả hai đều giúp cho Bồ tát nghe nhìn thấu đáo thế gian”.
Cô gái có vẻ hiểu ra, nhưng vẫn còn thắc mắc: “Má ơi! Sao Bồ tát đã có thiên thủ thiên nhãn rồi vẫn phải nhờ đến bộ hạ nghe nhìn ngoài nhìn dặm để hiểu thấu đáo thế gian? Bây giờ, nhiều người bề trên có trong tay đủ phương tiện nghe nhìn lại không nghe, không hiểu sự đời. Là sao vậy, má?”. Người mẹ bối rối: “Hỏi vậy, làm sao trả lời được. Ai biết, nhờ trả lời giùm”.
Có người biết, trả lời: “Chắc là do người ta quen nghe nhìn bằng ngón tay chứ không bằng mắt, càng không bằng trái tim”.
Trực Tử