Báo Đồng Nai điện tử
En

Chữ nhẫn

10:05, 24/05/2015

Chữ "NHẪN" thi pháp từ scan, nét như múa, mực đen, giấy trắng (hai màu cơ bản của sự sống, màu này làm rõ cho màu kia). Theo lối hội ý của Hán tự, chữ "nhẫn" do bộ "đao" và chữ "tâm" hợp thành, ý rằng: Đao kiếm cứa vào tim mà vẫn không thay đổi, ấy là sức chịu đựng của con người.

Chữ “NHẪN” thi pháp từ scan, nét như múa, mực đen, giấy trắng (hai màu cơ bản của sự sống, màu này làm rõ cho màu kia). Theo lối hội ý của Hán tự, chữ “nhẫn” do bộ “đao” và chữ “tâm” hợp thành, ý rằng: Đao kiếm cứa vào tim mà vẫn không thay đổi, ấy là sức chịu đựng của con người.

“Nhẫn” không tự nhiên có, do rèn luyện mà thành. Người đời khuyên nhau phải biết “nhẫn” để đối nhân xử thế, tránh áp lực, giữ được mình trước cám dỗ, khó khăn. Sự rèn luyện không dễ. Vì khó nên được nhắc nhiều, dạy nhiều, bàn nhiều, thực hiện muôn đời không dứt. Đạo gia lấy chữ “nhẫn” làm đầu: “Phi nhẫn bất cập đạo”. Phật gia có mười điều răn “Thập nhẫn” phổ biến trong phật tử, thường làm lịch tết treo trong nhà. Lời Phật tổ dạy không quên: “Biết đủ là đủ, dừng là đến, nhẫn là đạt”. Nho gia cũng lấy chữ “nhẫn” để răn mình, lưu truyền bài “Thập nhẫn vi lạc” để dạy người:

Phú quý năng nhẫn giả: Phát gia

Bần cùng năng nhẫn giả: chí phú

Phụ tử năng nhẫn giả: Từ hiếu

Huynh đệ năng nhẫn giả: Tình trường

Sư sinh năng nhẫn giả: Trí tuệ

Lão niên năng nhẫn giả: Thọ phúc

Thiếu niên năng nhẫn giả: Tiến bộ

Bằng hữu năng nhẫn giả: Nghĩa thâm

Thân thích năng nhẫn giả: Trường lạc

Phu thê năng nhẫn giả: Hạnh phúc.

Mỗi người có thể tự xác định cách “nhẫn” của mình.  Có người truyền nhau “tứ nhẫn” như một kinh nghiệm sống để lại cho đời:

            Có khi NHẪN để yêu thương

            Có khi NHẪN để tìm đường lo toan

            Có khi NHẪN để vẹn toàn

            Có khi NHẪN để tránh tàn sát nhau.

Nếu chưa đủ triết luận sâu xa để nói về chữ “nhẫn”, có thể cách học theo Bác Hđể rèn luyện mình:

            Gạo đem vào giã bao đau đớn

            Gạo giã xong rồi trắng tợ bông

            Sống ở trên đời người cũng vậy

            Gian nan rèn luyện ắt thành công!

Vậy, xin lấy chữ “nhẫn” của đời để vận dụng cho mình: Nhẫn nhịn chứ không nhẫn nhục; nhẫn nại nhưng không nhẫn tâm; kiên nhẫn quyết không tàn nhẫn. Nhẫn không phải để thu nhỏ, lặng im mà để nén lại, chứa đựng điều lớn lao hơn; như bài học từ chúa tể sơn lâm: muốn nhảy xa phải biết thu mình lại.         

Trc T

Tin xem nhiều