- Hôm nay 13 âm lịch rồi, còn 2 ngày nữa là đến Ngày Thơ Việt Nam. Tui đố ông nghe, Ngày Thơ Việt Nam lần đầu tổ chức năm nào?
- Hôm nay 13 âm lịch rồi, còn 2 ngày nữa là đến Ngày Thơ Việt Nam. Tui đố ông nghe, Ngày Thơ Việt Nam lần đầu tổ chức năm nào?
- Thời buổi 3G mà ông đố mấy câu này tui Gúc-gồ cái một. Đây nè, Ngày Thơ Việt Nam là ngày hội tôn vinh thành tựu thơ ca, được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm theo quyết định của Hội Nhà văn Việt Nam. Sự kiện này lần đầu tiên được tổ chức năm 2003 tại Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) sau đó nhân rộng ở nhiều địa phương khác!
- Thôi, đố ông câu này chắc ông không tìm trên mạng được đâu. Vì sao có ngày thơ mà không có ngày chém gió ông hè?
- Chém gió là gì, ông dạo này du nhập từ ngữ tuổi “tin”!
- Chém gió là cách nói hình ảnh để chỉ người khoác lác, thích vênh vang, thậm chí nói xạo, dựng chuyện, cường điệu hóa vấn đề, xuyên tạc, nói điêu…
- Vậy chém gió coi bộ đa nghĩa quá. Trước đây, thế hệ tui hay ghẹo mấy ông nói khoác là “tổng kho Long Bình”, “Trảng Bom” nhưng trong cách nói đó nghe không nặng nề như cách hiểu “chém gió” mà ông nói!
- Trước đây, người thích chém gió lâu lâu lợi dụng rượu bia, quán nhậu để hành sự, còn ngày nay, người ta lên mạng “chém” kinh hoàng lắm ông ơi. Mà đa phần mấy ông chém nhiều lại không dám xưng tên tuổi thiệt, phải nấp dưới một cái tên ảo!
- Vậy thì làm gì có ngày chém gió được. Bởi cái vụ “chém” này tui thấy xứ mình giờ ngày nào cũng có, chuyện gì cũng chém, tuổi nào cũng tham gia à nghen! Chém quanh năm mà ông!
BA PHA