Báo Đồng Nai điện tử
En

Khó tìm

11:07, 30/07/2014

Mới đây, ở Bình Thuận có một vị bác sĩ là giám đốc một bệnh viện đa khoa cấp huyện bị kỷ luật cảnh cáo vì không chấp hành quyết định điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ phó giám đốc Sở Y tế. Ngộ ông hén, trong khi bao nhiêu người đang muốn lên chức, ông này lại từ chối chức vụ cao để phải nhận kỷ luật.

- Mới đây, ở Bình Thuận có một vị bác sĩ là giám đốc một bệnh viện đa khoa cấp huyện bị kỷ luật cảnh cáo vì không chấp hành quyết định điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ phó giám đốc Sở Y tế. Ngộ ông hén, trong khi bao nhiêu người đang muốn lên chức, ông này lại từ chối chức vụ cao để phải nhận kỷ luật.

- Mình không phải là người trong cuộc và chỉ dựa vào thông tin báo chí thì chưa hiểu rõ nên khó bàn lắm ông ơi.

- Thì báo chí viết rằng ông này nêu lý do chưa nhận chức là vì muốn ở lại huyện để chăm sóc mẹ già và nhiều bệnh tật.

- Tui hổng dám bình luận đâu. Nhưng về lý thuyết, về nguyên tắc tổ chức, khi điều chuyển một cán bộ đi một vị trí khác thì bộ phận nội vụ đã làm việc với người được điều chuyển rồi mới đề nghị ra quyết định thi hành. Ông bác sĩ này chắc đã được làm việc và thông qua rồi nhưng chống lại quyết định, không chấp hành thì bị kỷ luật là đúng rồi. Đó là biểu hiện không phục tùng tổ chức. Và đây cũng là chuyện được Luật Cán bộ, công chức có nêu rồi mà!

- Tui thấy chuyện này ngộ quá. Vậy mấy người lâu nay chạy chức có ai bị kỷ luật không?

- Sao lại không? Nhưng có ai chạy chức mà để cho tập thể biết đặng kỷ luật hả ông?

- Thì cứ nhìn vào chuyện các vị chạy bằng giả hoặc dùng bằng thiệt mà học giả.

- Người ta xài bằng dỏm thì cũng phải biết giấu chứ bộ la lên cho tổ chức biết mà kỷ luật sao?

- Kiểm tra dễ ợt, những người học giả, học gian kiểu đó mà “làm quan” thì không khó nhận diện đâu.

BA PHA

Tin xem nhiều