- Bộ Nội vụ đang soạn dự thảo Nghị định về văn hóa công sở, trong đó có quy định chuyện xưng hô. Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cho biết: "Ví dụ như khi phát biểu trong một cuộc họp thì phải đứng lên, xưng hô hợp lý, chứ cứ "chú cháu, bác cháu" nơi công sở là không phù hợp".
- Bộ Nội vụ đang soạn dự thảo Nghị định về văn hóa công sở, trong đó có quy định chuyện xưng hô. Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cho biết: “Ví dụ như khi phát biểu trong một cuộc họp thì phải đứng lên, xưng hô hợp lý, chứ cứ “chú cháu, bác cháu” nơi công sở là không phù hợp”.
- Cái này coi bộ khó à nghen! Xưng hô dính tới nhiều thứ lắm.
- Khó cũng phải làm chứ ông. Nhiều công sở, cơ quan nhà nước bây giờ bị… gia đình hóa vì cái kiểu xưng hô đó. Nhiều nhân viên cơ quan nhà nước bây giờ công khai xem lãnh đạo như cha, như bác, như chú trong nhà nên khi sếp tùy tiện làm theo ý mình, bất chấp quy trình, thậm chí bất chấp pháp luật, bè phái vụ lợi thì ngại đấu tranh, phê bình.
- Cái chuyện đó là chuyện khác ông ơi, hổng phải tại vì xưng hô đâu.
- Ông có nghe cái câu dân gian chỉ chuyện xưng hô trong công sở: “Sáng chú, chiều anh. Buổi tối loanh quanh chẳng biết là anh hay chú” chưa?
- Cái chuyện này cũng khác ông ơi. Người ta mượn cái sự đa dạng của xưng hô để ám chỉ mấy ông sếp có chuyện tế nhị với nhân viên nữ đó mà.
- Khi xưng hô không chính danh thì nó dẫn đến nhiều chuyện sai trong các quan hệ công việc! Không phải xưng hô “anh, chị/tôi” lại được coi là có văn hóa hơn “bác, chú, cô/cháu” đâu mà vấn đề là thông qua cách xưng hô, công chức ý thức được vai trò, nhiệm vụ của mình trong công việc.
- Biết là vậy nhưng tui nói khó lắm. Tại tiếng Việt mình, đại từ nhân xưng phong phú quá!
- Sao lại đổ lỗi cho tiếng mẹ đẻ? Xưng hô là một phần của văn hóa công sở. Mà vấn đề cốt lõi của văn hóa công sở là không gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong quá trình thực thi công vụ... Cái này thì khó mấy cũng phải làm thôi!
BA PHA