Báo Đồng Nai điện tử
En

Ngán

11:04, 13/04/2014

- Hôm qua tui nhặt được một cuốn sổ tay. Lật vào mấy trang thì biết được đây là sổ tay của một người nước ngoài đang học tiếng Việt.

- Hôm qua tui nhặt được một cuốn sổ tay. Lật vào mấy trang thì biết được đây là sổ tay của một người nước ngoài đang học tiếng Việt.

- Rồi ông có tìm cách trả cho người ta không?

- Trả được rồi. Nhưng vui nhất là mấy đoạn anh chàng này viết trong sổ tay mà tui nhớ. Ví dụ nhé: “Ăn đi”: Không có nghĩa là vừa ăn vừa đi mà chỉ nhắc nhở ai đó ăn mạnh vào; “Ăn mặc”: không có ăn chi cả mà chỉ có mặc không thôi; “Ăn nói”: Cũng không ăn chi cả mà chỉ nói không thôi!

- Chữ “ăn” trong tiếng Việt mình được ghép với các từ khác thành nhiều từ hay lắm. Các từ mới đó hầu như không còn cái nghĩa “ăn” ban đầu ví dụ, như: ăn gian, ăn trộm, ăn cướp…

- Đúng, có nhiều thứ “ăn” không cần nhai, như: ăn theo, ăn mòn, ăn năn, ăn tiền…

- Bổ sung nè: ăn vạ, ăn bám, ăn sương, ăn quỵt, ăn xổi, ăn chia, ăn thua, ăn chặn, ăn hại…

- Sao ông kể ra toàn những từ có màu sắc tiêu cực không vậy?

- Thì gắn với chữ ăn mà!

- Đâu có, ăn không cần nhai cũng có nhiều từ diễn đạt ý nghĩa tích cực nè: ăn ảnh, ăn đèn, ăn nắng, ăn gió, ăn học, ăn năn, ăn nói, ăn mặc…

- Tui đố ông có thứ gì ăn không cần nhai mà không thấy ngán?

- Ăn hối lộ!

- Ăn hối lộ có thể không thấy ngấy chứ sao không ngán được cha?        

BA PHA

 

Tin xem nhiều