- Này ông, con ông năm nay học chương trình “chất lượng cao” hay chương trình thường?
- Tốn tiền lắm ông ơi. Nghe nói cái mô hình “chất lượng cao” trong trường công này dạy chất lượng hơn. Con em mình được học trong phòng máy lạnh, thầy cô giỏi, lớp ít người, nhiều phương tiện, nhưng mức học phí thật cao quá, mình chịu hổng thấu!
- Này ông, con ông năm nay học chương trình “chất lượng cao” hay chương trình thường?
- Tốn tiền lắm ông ơi. Nghe nói cái mô hình “chất lượng cao” trong trường công này dạy chất lượng hơn. Con em mình được học trong phòng máy lạnh, thầy cô giỏi, lớp ít người, nhiều phương tiện, nhưng mức học phí thật cao quá, mình chịu hổng thấu!
- Đúng rồi ông. “Chất lượng cao” là mô hình được tạo các điều kiện về cơ sở vật chất, thầy cô giỏi cho học trò, nhưng đặc biệt là sẽ giáo dục toàn diện cho học sinh - có cả các kỹ năng mềm, khả năng âm nhạc, thể thao - theo mô hình của các nước tiên tiến à nghen.
- Tui biết rồi. Tui cũng muốn ráng lắm, nhưng thấy nó sao sao ông ơi. Làm cái vụ “chất lượng cao” này có vẻ như để đáp ứng nhu cầu cho những người điều kiện kinh tế khá giả. Hệ thống trường công lập là của nhà nước. Mà chức phận của giáo dục nhà nước là dành, để và hướng đến mọi người. Với các nước tiên tiến, giáo dục phổ thông miễn phí mà.
- Sao sao là sao? Ông thương con lắm mà?
- Thương con là một chuyện, nhưng con mình đi học đâu phải chỉ học chữ, nó còn học làm người nữa?
- Ủa, sao lại có vụ đạo đức trong này? Bộ “chất lượng cao” thì không học làm người à?
- Tui hổng nói vậy. Ý tui là nước mình còn nghèo nên người dân đành phải chia sẻ với nhà nước bằng việc đóng biết bao khoản phí cho con đến trường công. Nhưng đi học phải bình đẳng chứ. Trẻ nhỏ nhưng thấy có sự phân biệt đối xử thì kẹt quá. Con nhà nghèo phải học cơ sở thiếu thốn, chất lượng giáo viên yếu hơn, lớp học đông hơn. Đứa học chất lượng cao nhìn đứa học chương trình thường đã thấy có sự cách biệt rồi! Từ nhỏ, trẻ con như tờ giấy trắng nhưng nó đã thấy “sức mạnh” của đồng tiền rồi!
- Ông nói cũng có lý. Thà rằng cho con theo học trường tư, ai đời trường công mà cũng phân biệt vậy thì kỳ quá!
- Không phải là kỳ mà là nó trái. Ít ra nó trái với lời dạy của Bác: Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng!
BA PHA