- Xem giải bóng đá U.17 trên truyền hình, nghe bình luận viên cứ gọi các cầu thủ là anh, sáng nay xem báo, cũng thấy có nhà báo dùng đại từ “anh” khi viết về một cầu thủ mới 15 tuổi!
- Xem giải bóng đá U.17 trên truyền hình, nghe bình luận viên cứ gọi các cầu thủ là anh, sáng nay xem báo, cũng thấy có nhà báo dùng đại từ “anh” khi viết về một cầu thủ mới 15 tuổi!
- Tiếng Việt mình có hệ thống đại từ nhân xưng phong phú quá, phải chi cứ I và you như tiếng Anh thì đỡ bị bắt bẻ ông hè!
- Ông xỏ xiên gì đó. Tui có bắt bẻ đâu. Các cháu thi đấu giải U.17 đa phần tuổi 14, 15, chưa thành niên, mình gọi các cháu là “anh” chẳng đúng đâu!
- Thì các nhà báo dành cho những tài năng ấy một sự tôn trọng nhất định mà!
- Ủa, chẳng lẽ gọi các cầu thủ U.17 là “em” thì không tôn trọng sao? Tôn trọng thì bất kỳ ai cũng phải tôn trọng, kể cả một cháu nhi đồng.
- “Em” thì nhỏ bé, yếu ớt hơn “anh”, ông ơi.
- Đó là ông hiểu “anh” với “em” trong những quan hệ khác, tình huống khác. Tôn trọng các cháu thì nên gọi “em” hay “cháu” hoặc gọi thẳng tên riêng. Mà trong một bài viết, một buổi tường thuật, thậm chí trong một câu, có khi phải nhắc một cầu thủ nào đó nhiều lần, chẳng lẽ cứ đọc tên riêng hoài!
- Tui mới phản biện có một câu mà ông có vẻ nổi nóng rồi.
- Nóng gì đâu. Tui muốn trao đổi với ông một tí thôi. Chuyện xưng hô là đặc sắc văn hóa trong tiếng Việt mà!
- Nói chung, tui đồng ý với ông rằng dưới 17 tuổi thì không nên, không cần xưng “anh”. Nhưng người ta có cái lý do đó ông ơi!
- Lý do gì?
- Thì nhà báo làm gì có kinh phí để đo tuổi xương của cầu thủ. Mà mấy cái giải U nhỏ nhỏ của xứ mình giờ gian lận tuổi đầy ra. Xưng “anh” cho nó chắc!
BA PHA