Báo Đồng Nai điện tử
En

08:06, 11/06/2013

- Ông có nhớ hồi trước những năm đổi mới, đám báo chí tụi mình thay vì viết thẳng là “đói, thiếu ăn” thì phải viết lòng vòng bằng những từ như “đứt bữa”, “giáp hạt”,  thay vì viết là “thất nghiệp” thì chỉ nói là “thiếu việc làm”, “bán thất nghiệp”?

- Ông có nhớ hồi trước những năm đổi mới, đám báo chí tụi mình thay vì viết thẳng là “đói, thiếu ăn” thì phải viết lòng vòng bằng những từ như “đứt bữa”, “giáp hạt”,  thay vì viết là “thất nghiệp” thì chỉ nói là “thiếu việc làm”, “bán thất nghiệp”?

- Nhớ chứ. Có một thời Đảng phải kêu gọi nhìn thẳng vào sự thật đó!

- Nhưng cái thói quen dùng từ lòng vòng kiểu này giờ cũng còn nhiều đó ông ơi. Thay vì nói “dịch tả” cho dễ hiểu, người ta dùng khái niệm “tiêu chảy cấp”,  “đình công” được thay bằng “ngừng việc tập thể”!

- Ôi cái này người ta gọi là uyển ngữ đó ông ơi!

- Uyển ngữ là sao?

- Là cách nói uyển chuyển đó mà. Mượn hình thức A này để diễn đạt khái niệm B một cách khéo léo để giảm nhẹ cảm giác nặng nề tiêu cực…

- Ông nói vậy thì tui kể nghe nè. Mới đây, Ngân hàng Nhà nước trong một báo cáo gởi Quốc hội, họ dùng những cụm từ rất lạ, đó là “chênh lệch thu chi âm - chênh lệch thu chi dương”. Ông biết cái cụm từ này nghĩa là gì không ?

- Chịu, tui có phải dân chuyên môn đâu!

- Thì tui cũng vậy. Mình đâu có chuyên môn ngân hàng, nhưng khi tui đọc báo thấy vậy nên hỏi ông bạn là chuyên gia kinh tế. Anh ta giải thích, đó là những cụm từ diễn đạt các khái niệm rất đơn giản, đó là “lãi/lỗ”, “lợi nhuận”, “thu nhập”…

- Khéo ăn nói quá hè. Dùng những cụm từ như vậy thì cũng góp phần làm phong phú từ ngữ tiếng Việt chúng ta đó ông ơi. Đúng là uyển ngữ!

- Tui nghĩ phải gọi cái này là… “né ngữ” mới đúng!

BA PHA

 

Tin xem nhiều