- Chuyện đời nhiều khi nghĩ cũng ngộ ông hè: Trên đầu tụi mình giờ hàng trăm sợi tóc bạc, nhưng ngẫm kỹ, đó cũng chưa phải là nhiều. Có khi một chén súp trong nhà hàng có hai sợi tóc, lại thành nhiều, thành chuyện lớn rồi!
- Chuyện đời nhiều khi nghĩ cũng ngộ ông hè: Trên đầu tụi mình giờ hàng trăm sợi tóc bạc, nhưng ngẫm kỹ, đó cũng chưa phải là nhiều. Có khi một chén súp trong nhà hàng có hai sợi tóc, lại thành nhiều, thành chuyện lớn rồi!
- Ông so sánh nghe ngộ ghê. Tui lấy chuyện đơn giản, dễ hiểu nè: Anh chị em công nhân giờ lương tháng vài triệu, chắt bóp để mua gạo, rau dưa, mắm muối... đã thấy như thế là sang. Nhưng có những kẻ kiếm tiền bất chính, hiện có cả trăm tỷ ở ngân hàng thì vẫn cứ thấy thế là quá ít! Ủa, sao hôm nay tự nhiên ông đem tóc tai ra để luận ít - nhiều vậy?
- Mấy bữa nay đọc báo thấy nói chuyện Thông tư 17 của Bộ GD-ĐT về chuyện cấm các hình thức dạy thêm, học thêm gây nhiều phản ứng trái chiều trong giáo viên và phụ huynh!
- Đúng là như vậy, mới nghe cái chữ “thêm” tưởng là nhiều, nhưng thực ra nó cũng xuất phát từ chuyện “ít”.
- Thì ít bởi đồng lương không đủ sống, ít bởi chương trình chính khóa không làm phụ huynh an tâm!
- Nhưng nếu trường hợp giáo viên ép buộc học sinh học thêm thì là chuyện “nhiều”. Nhiều bởi nó tiếp tục gây tốn kém cho phụ huynh, tiếp tục bắt các em gánh thêm thời gian học hành, giảm thời gian vui chơi - giải trí đi!
- Đó, cái gốc của vấn đề không giải quyết xong thì chuyện dạy thêm, học thêm không bao giờ giải quyết được. Đây là thực tế được bàn đi bàn lại mấy chục năm rồi mà giải pháp của một số ít người đưa ra không bao giờ được số nhiều người chấp nhận!
- Thì đó, có phụ huynh mong con mình thành nhân tài thì muốn giáo viên dạy thêm, có phụ huynh hàng ngày phải đi làm vất vả nên cần tiếp tục gửi con ở nhà cô giáo tiểu học, nhưng cũng có phụ huynh khó khăn thì thấy chuyện học thêm là áp lực lớn lắm!
- Cho nên “nhiều” hay “ít” chỉ là tương đối, và một chủ trương đề ra phải được nhiều người hưởng ứng chứ không thể duy ý chí được, sao khả thi, ông hén?
BA PHA