- Ông nghe câu chuyện này chưa: Có một nhà báo buổi sáng đi công tác sớm, chưa kịp ghé tòa soạn nhận tờ báo mới, gặp một đứa trẻ bán báo, anh ta gọi mua, thằng bé đòi 5 ngàn đồng, nhà báo liền nói: “Sao ăn mắc thế? Chú là nhà báo nè. Giá báo in trên trang cuối là 3.500 đồng!”. Ông biết thằng bé bán báo trả lời thế nào không?
- Ông nghe câu chuyện này chưa: Có một nhà báo buổi sáng đi công tác sớm, chưa kịp ghé tòa soạn nhận tờ báo mới, gặp một đứa trẻ bán báo, anh ta gọi mua, thằng bé đòi 5 ngàn đồng, nhà báo liền nói: “Sao ăn mắc thế? Chú là nhà báo nè. Giá báo in trên trang cuối là 3.500 đồng!”. Ông biết thằng bé bán báo trả lời thế nào không?
- Chắc thằng bé sẽ giải thích là nó lấy tờ báo với giá ở đại lý 4.500 đồng, còn bán 5 ngàn đồng để kiếm lời!
- Không phải, nó trả lời thế này: “Chú làm nhà báo mà còn nói vậy. Bộ chú tưởng phải cái gì in lên báo đều đúng hết à?”.
- Trời đất! Đó là câu chuyện tiếu lâm do một người nào đó sáng tác trong lúc trà dư tửu hậu nhằm “đá đểu” những mặt còn hạn chế trong nghề báo thôi ông ơi!
- Nhưng “không có lửa sao có khói”. Báo chí cũng có lúc thổi phồng các thông tin vụ án, đời tư nghệ sĩ thậm chí là cả chuyện mê tín dị đoan để câu khách đó kìa!
- Nghề nào cũng có những tồn tại, những khuyết điểm vì còn những cá nhân làm sai, những “con sâu làm rầu nồi canh” thôi ông ơi! Thiên chức của nhà báo là phải nói lên sự thật. Nhưng không phải sự thật nào cũng nói được, cũng cần nói đâu ông!
- Không nói khác với nói sai sự thật!
- Thì nhà báo cũng có khi sơ sót số liệu, dữ kiện vì áp lực thời sự chứ không ai cố tình nói sai sự thật để làm mất niềm tin của nhân dân đâu ông!
- Thì vậy. Nhân ngày báo chí cách mạng năm nay, tui chúc mấy ông làm việc sao cho bạn đọc mình tin rằng “cái gì in trên báo cũng đều đúng hết” á!
BA PHA