- Những ngày giáp Tết này, tình trạng bến cóc, xe dù lại rộ lên trên các tuyến đường liên tỉnh. Càng nhiều xe dù, bà con mình càng khổ. Mỗi năm có một cái Tết mà đi về quê cứ như cực hình!
- Những ngày giáp Tết này, tình trạng bến cóc, xe dù lại rộ lên trên các tuyến đường liên tỉnh. Càng nhiều xe dù, bà con mình càng khổ. Mỗi năm có một cái Tết mà đi về quê cứ như cực hình!
- Cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông cũng tăng cường kiểm tra nhưng nhà xe vẫn tìm cách lách luật, qua mặt ông ơi. Với lại, tại một số bà con mình không đi vào bến xe mà cứ tập trung ở quán sá, ngã tư để đón. Có cung thì có cầu.
- Bà con đi xe đò hầu hết là công nhân lao động nghèo thiếu thông tin nên vô tình tiếp tay cho xe dù, bến cóc. Với lại hiện nay, đứng ngoài đường nhiều khi dễ đón xe hơn vào bến, vì vào bến chen lấn chưa chắc đã mua được vé, mà ngày Tết thì ai cũng bận rộn, muốn về quê thật nhanh.
- Nói thế thì chuyện xe dù, bến cóc là lỗi của bà con nghèo à?
- Không phải vậy, nhưng thực tế mình giải quyết không đồng bộ. Nhiều nhà xe đối phó với lực lượng chức năng bằng cái “chiêu” núp bóng danh nghĩa vận chuyển hành khách du lịch, chạy hợp đồng. Khi đã bắt được khách lên xe thì họ “hét” giá cao gấp 2 - 3 lần so với giá vé được bán trong các bến xe. Nhiều nhà xe bắt khách dọc đường chở quá số lượng, khi gặp cảnh sát giao thông họ sẵn sàng đẩy hành khách xuống xe hoặc sang khách. Có những trường hợp thấy xe “dù” đậu đó rước khách nhưng cơ quan chức năng không bắt được.
- Sao kỳ vậy, xe “dù” đậu đỗ tầm bậy là phạt chứ sao không bắt được!
- Đâu có ông. Nhiều xe “dù” giờ thường tấp vào các cây xăng dọc theo quốc lộ để đón thêm khách, họ đợi gần tối mới khởi hành. Nhiều chủ cây xăng móc nối với nhà xe để cho xe vào rửa, sửa xe, đổ xăng nhưng mục đích là rước khách. Mấy điểm rước khách tại các cây xăng “mối” của xe khách Bắc - Nam tồn tại nhiều năm qua mà cơ quan chức năng “khó” xử lý.
- Trời đất, giờ này tôi mới biết thêm một “chức năng phụ” của cây xăng nữa!
- Lách luật như vậy mà chức với năng cái gì ông!
BA PHA