- Đi đâu mấy bữa nay không thấy ghé cà phê ông?
- Đi đâu mấy bữa nay không thấy ghé cà phê ông?
- Đưa con đi thi tuyển sinh đại học, cao đẳng đợt 1 nè!
- Nó lớn rồi để nó tự đi cũng được chứ ông!
- Mình thương con nên lo vậy chứ con em ở quê nhà nghèo phải tự lo thôi. Mà đưa con đi thi mới thấy ba cái chuyện ôn thi, tàu xe, nhà trọ… mùa thi nó tốn kém quá ông ơi!
- Trong đợt thi rồi, có hơn 680.000 thí sinh. Nếu mỗi thí sinh chi khoảng 2 triệu đồng thì xã hội đã tốn mất 1.360 tỉ đồng. Tính cả hai đợt thi đại học, bà con mất gần 3.000 tỷ.
- Đó là ông tính thi đại học, bộ thi tốt nghiệp THPT trước đó xã hội không tốn tiền? Với lại ông mới tính số tiền tốn kém của người dân cho học sinh, còn tiền Nhà nước bỏ ra cho phòng ốc, bảo vệ, giám thị, giám khảo, truyền thông, tuyển sinh nữa?
- Thì tôi cũng áng chừng vậy thôi. Cái chuyện tốn tiền cho con em ăn học thì dân mình đâu có tiếc. Có điều, mỗi mùa thi, ngoài chuyện tốn kém, học sinh còn phải chịu nhiều áp lực tâm lý. Chi phí lớn, áp lực cao nhưng những kỳ thi như vậy được gì?
- Thi mới tuyển được người có tài chứ!
- Xin lỗi ông, nhiều trường đại học lừng danh thế giới như Havard cũng không cần thi vào nhé. Vấn đề là, thay vì lo thi “đầu vào”, nhà trường lo kiểm tra thường xuyên, nghiêm túc từng học phần để đảm bảo kết quả “đầu ra”…
- Trên thế giới, lâu nay các trường đại học người ta coi trọng “đầu ra”. Còn nền giáo dục xứ mình coi trọng chuyện “đầu vào”. “Vào” được là sẽ “ra” được. Nghe nói thạc sĩ, tiến sĩ cũng vậy ông à!
- Nhìn hình thức có vẻ như mình coi trọng “đầu vào” nhưng thực ra mình chả coi trọng “đầu” nào hết ông ơi!
- Ủa, tổ chức quy mô tốn kém các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng chẳng lẽ không coi trọng “đầu vào” sao?
- Thì tại ông cho con học hệ chính quy, chứ nếu cho cháu học hệ tại chức, chuyên tu thì “đầu vào” dễ ợt!