Chú Tám xe ôm chắt lưỡi:<br>
- Thấy cái cảnh bà con nông dân ở Kim Bôi - Hòa Bình chất bí xanh "ế" cao như bức tường nhà mà tao thấy bắt rầu. Bao nhiêu mồ hôi nước mắt đổ xuống đồng để làm ra sản phẩm, giờ nông dân lại đổ nước mắt khi bí không bán được, giá thấp đến nỗi không bù được công hái.
Chú Tám xe ôm chắt lưỡi:
- Thấy cái cảnh bà con nông dân ở Kim Bôi - Hòa Bình chất bí xanh “ế” cao như bức tường nhà mà tao thấy bắt rầu. Bao nhiêu mồ hôi nước mắt đổ xuống đồng để làm ra sản phẩm, giờ nông dân lại đổ nước mắt khi bí không bán được, giá thấp đến nỗi không bù được công hái.
Anh Tư Bốn cũng hổng vui nổi:
- Đâu riêng gì bí xanh. Hơn 20 ngàn tấn bí đỏ của nông dân ở xã Cư Yang, huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk cũng đang trông chờ “giải cứu” qua hệ thống của BigC. Mà siêu thị cũng hổng tài phép gì “biến” được số lượng bí đỏ khổng lồ như vậy, chỉ có nước trông vào lòng hảo tâm của người tiêu dùng thôi.
Chú Tám ỉu xìu:
- Nông dân Phú Ninh ở Quảng Nam cũng đang kêu gọi giải cứu dưa hấu. Trước đó là củ cải trắng của các hộ nông dân huyện Mê Linh - Hà Nội; rồi cà chua ở xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An; su hào ở xã Tiên Sơn, huyện Đông Anh, Hà Nội… Mới giữa quý II đã giải cứu vô số loại nông sản, hổng biết từ giờ đến cuối năm còn giải cứu những gì nữa?
Anh Tư Bốn trầm ngâm:
- Sản xuất mà không biết nhu cầu của thị trường, hàng hóa không có thương hiệu, không nâng cao được giá trị cho hàng nông sản vì thiếu quy trình sản xuất an toàn, sạch, thì tình trạng giải cứu này chắc là sẽ còn dài dài nếu như nông dân mình cứu tiếp tục nhắm mắt sản xuất hàng hóa như hiện nay.
Ong mật