Báo Đồng Nai điện tử
En

Hãy đợi đấy

10:05, 25/05/2018

Chú Tám xe ôm tắc lưỡi, thán phục:<br>

- Nghe nói có một lão nông ở Hậu Giang vừa trồng được giống vú sữa mới của Đài Loan, thiên hạ kéo tới tham quan rần rần.

Chú Tám xe ôm tắc lưỡi, thán phục:

- Nghe nói có một lão nông ở Hậu Giang vừa trồng được giống vú sữa mới của Đài Loan, thiên hạ kéo tới tham quan rần rần.

Anh Tư Bốn gật đầu:

- Giống vú sữa mới này giá “chát” lắm, nhập từ Đài Loan về bán từ 300 ngàn tới 350 ngàn đồng một trái mà mấy bà nội trợ cũng xúm nhau mua. Hy vọng khi nước mình trồng được giá sẽ rẻ hơn, chừng đó con với chú mới có cơ hội “hưởng của lạ”.

Chú Tám há hốc miệng:

- Trời đất, vú sữa “vàng” hay sao mà mắc dữ bây?

Anh Tư Bốn cười chúm chím:

- Vàng thiệt, nhưng hổng phải vàng 4 số 9, mà vú sữa này có trái màu vàng ươm bắt mắt, vỏ mỏng thịt dày, ăn có vị ngọt thanh thoang thoảng mùi sữa, bên trong chỉ có 1 hột nhỏ xíu bằng đầu ngón tay. Trái có hàm lượng vitamin A cao và có rất nhiều vitamin C giúp ngăn ngừa và tăng sức đề kháng chống lại bệnh. Đặc biệt là tạo hình của vú sữa Đài Loan có cái núm nhìn giống núm vú, công nhận người tạo dáng vú sữa thiệt là tâm lý…

Chú Tám suy nghĩ:

- Lâu nay hình như nông dân mình cứ lo chạy đua năng suất cây trồng, mà chưa chú ý đến vấn đề quan trọng như cải tạo giống cây để nâng chất lượng, tạo giống trái cây mới, “độc, lạ” để thu hút người tiêu dùng, trong khi lĩnh vực này mới là “hốt” tiền thiên hạ ngon nhất, người tiêu dùng tự nguyện “móc túi” nhất.

Anh Tư Bốn lắc đầu:

- Nông dân nào nghiên cứu nổi mấy vụ này, chú? Đây là nhiệm vụ của các nhà khoa học trên cơ sở “đặt hàng” của Nhà nước hoặc doanh nghiệp mới đủ sức theo đuổi. Liên kết giữa “các nhà”: nhà nông - nhà nước - nhà khoa học - nhà buôn chính là vậy đó, nhưng mới nằm trên giấy thôi còn thực tế thì “yếu xìu”. Nhà nông nước mình cứ “hãy đợi đấy”.

Ong mật

 

Tin xem nhiều