Chú Tám xe ôm tặc lưỡi:<br>
- Chỉ có chuyện nhỏ xíu là nông dân đốt đồng mà giờ thành lớn chuyện. Bộ Giao thông - vận tải vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện tuyên truyền, theo dõi và ngăn chặn tình trạng người dân đốt rơm rạ gây mất an toàn giao thông, đặc biệt là các tuyến quốc lộ trọng điểm, đường bộ cao tốc có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông cao.
Chú Tám xe ôm tặc lưỡi:
- Chỉ có chuyện nhỏ xíu là nông dân đốt đồng mà giờ thành lớn chuyện. Bộ Giao thông - vận tải vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố thực hiện tuyên truyền, theo dõi và ngăn chặn tình trạng người dân đốt rơm rạ gây mất an toàn giao thông, đặc biệt là các tuyến quốc lộ trọng điểm, đường bộ cao tốc có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông cao.
Anh Tư Bốn lắc đầu:
- Chuyện tưởng nhỏ mà hổng nhỏ đâu chú. Đốt đồng là tập quán canh tác từ bao đời nay của nông dân mình. Ngoài những tác dụng như diệt mầm sâu bệnh, tránh tình trạng rơm nổi làm lúa không thể bám rễ khi sạ lúa trong mùa sau, đốt đồng còn giúp nông dân tiết kiệm một phần chi phí bón lúa. Giờ nếu chính quyền hạ mệnh lệnh hành chính chặn “ngang xương” sẽ gây khó cho nông dân đó.
Chú Tám thở dài:
- Luôn có sự xung đột giữa phát triển đô thị với đời sống, sinh hoạt của người dân. Với những tác hại của chuyện đốt đồng như thải khói bụi vào không khí, dễ gây cháy trên diện rộng, làm ảnh hưởng đến lưu thông, nhất là các tuyến đường cao tốc thì chắc chắn là phải hạn chế rồi. Nhưng làm sao để hài hòa về lợi ích, giảm bớt khó khăn của nông dân vốn đã rất khó khăn?
Anh Tư Bốn ngẫm nghĩ:
- Theo con, thay vì sử dụng mệnh lệnh hành chính cứng nhắc, địa phương và các cơ quan chức năng nên phối hợp giải quyết “đường ra” cho chuyện đốt đồng. Chẳng hạn, có thể vận động nông dân thay vì đốt đồng có thể sử dụng rơm để trồng nấm rơm, sau khi thu hoạch nấm thì lấy rơm bón lại ruộng vì lúc này rơm đã hoai mục, trở thành phân hữu cơ; hoặc đơn vị kinh doanh hạ tầng giao thông chia sẻ một phần chi phí để nông dân không đốt đồng… Nói chung, phải có sự hài hòa lợi ích các bên, đừng chỉ “ép” một phía nông dân, tội lắm.
Ong mật