Chú Tám xe ôm giật mình, nói:<br>
- Báo chí đưa tin, hàng trăm cành, gốc lê cổ thụ được các thương lái thuê người cắt trực tiếp từ những cánh rừng ở các tỉnh miền núi phía Bắc đang bày bán la liệt ở Hà Nội.
Chú Tám xe ôm giật mình, nói:
- Báo chí đưa tin, hàng trăm cành, gốc lê cổ thụ được các thương lái thuê người cắt trực tiếp từ những cánh rừng ở các tỉnh miền núi phía Bắc đang bày bán la liệt ở Hà Nội. Có những gốc lê rừng tới 30-60 tuổi, giá cả chục triệu đồng. Cứ cái đà này, vài năm nữa thôi còn đâu những cánh rừng hoa lê đẹp như tranh vẽ ở núi rừng Tây Bắc?
Anh Tư Bốn trầm ngâm:
- Hình như lê không nằm trong danh mục các loại cây gỗ cấm khai thác ở Việt Nam?
Chú Tám hứ cái cóc:
- Bây thử chặt chừng 1 cái cây ở công viên, vỉa hè coi, bị phạt từ 10-15 triệu đồng liền. Đằng này là cây trong rừng, khai thác trái phép không những bị phạt từ 5-50 triệu đồng mà cón có thể bị “ủ tờ” nữa đó. Trước đây mùa tết thì xúm nhau chặt đào, bẻ mai, giờ hổng tết nhất gì cũng chặt lê rừng, mai mốt hổng biết chặt tới cây gì nữa. Riết như vậy, rừng nào chịu xiết?
Anh Tư Bốn gật gù:
- Biết vậy, nhưng dân đô thị có nhu cầu về cái đẹp, cụ thể là chưng bày cây đẹp, dân ở vùng cao thì cũng mong qua đó tăng thêm chút ít thu nhập, biết làm sao bây giờ?
Chú Tám ngẫm nghĩ:
- Cần phải có quy hoạch khu vực được khai thác. Giống như ở nước ngoài, đến mùa Noel người dân có thể đến những khu vực được phép khai thác, đóng phí tái tạo rừng, bảo vệ môi trường gì đó để được chặt cây thông đem về trang trí trong nhà. Vậy là đảm bảo lợi ích, nhu cầu nhiều phía rành mạch rõ ràng chớ sao.
Ong mật