Báo Đồng Nai điện tử
En

Chuyện cúng ông Táo

11:02, 05/02/2018

Chú Tám xe ôm nói bâng quơ:<br>

- Lụi hụi mà còn có 2 ngày nữa là đưa ông Táo về trời rồi. Hồi tao còn nhỏ, từ ngày này trở đi là bắt đầu thấy không khí tết rồi. Má tao sửa soạn mâm cúng ông Táo chu đáo lắm, đủ thứ lễ vật, riêng tao khoái nhứt là món "thèo lèo cứt chuột", tức là loại kẹo làm từ đậu phộng, đường, mè đen.

Chú Tám xe ôm nói bâng quơ:

- Lụi hụi mà còn có 2 ngày nữa là đưa ông Táo về trời rồi. Hồi tao còn nhỏ, từ ngày này trở đi là bắt đầu thấy không khí tết rồi. Má tao sửa soạn mâm cúng ông Táo chu đáo lắm, đủ thứ lễ vật, riêng tao khoái nhứt là món “thèo lèo cứt chuột”, tức là loại kẹo làm từ đậu phộng, đường, mè đen. Con nít hồi đó có được nhiều thứ bánh kẹo như bây giờ đâu, được mấy món ăn vặt vậy là sướng như tiên.

Anh Tư Bốn cũng “hoài cổ” theo:

- Con thì thích nhứt là theo má con đem cá chép ra thả ngoài sông. Má con chọn cá chép kỹ lắm, lựa con cá thiệt khỏe mạnh. Má con nói cá chép là để ông Táo cưỡi về trời, phải “ngon lành” thì ông Táo đi mới nhanh, suôn sẻ lên trời tâu điều hay chuyện tốt của gia đình cho Ngọc hoàng thì sẽ may mắn cả năm.

Chú Tám cười hà hà:

- Ông bà mình hồi xưa có nhiều quan niệm cũng ngộ, hay. Nước mình có 90 triệu dân, giả sử cứ 1 hộ có 4 người và hộ nào cũng thả 1 con cá thì chỉ trong dịp cúng ông Công, ông Táo sẽ có chừng hơn 22 triệu con cá được thả, góp phần bổ sung nguồn lợi thủy sản vào môi trường tự nhiên. Việc làm nhỏ thôi, nhưng rất nhân văn.

Anh Tư Bốn góp lời:

- Hồi xưa cả năm có 2 dịp để người dân thực hiện nghi thức thả cá về môi trường tự nhiên là cúng ông Công, ông Táo và phóng sinh dịp rằm tháng 7, nhưng có điều mọi người làm vì tín ngưỡng, tâm linh. Ngày nay, nhiều địa phương đã phát động phong trào, vận động mọi người thả cá giống vào sông, biển, không chỉ mang ý nghĩa bổ sung nguồn lợi thủy sản mà còn góp phần tăng tính đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường tự nhiên. Xét ra, việc làm này càng nhân văn và đáng ủng hộ hơn nhiều đó chú.            

Ong mật

Tin xem nhiều