Chú Tám xe ôm cười ha hả, nói:<br>
- Báo nói, có cả ngàn độc giả từ già đến trẻ xếp hàng rồng rắn ở đường sách Nguyễn Văn Bình để xin chữ ký cho cuốn sách mới phát hành Cây chuối non đi giày xanh của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Nghe mà vui, vì ngày nay vẫn còn nhiều người thích đọc sách.
Chú Tám xe ôm cười ha hả, nói:
- Báo nói, có cả ngàn độc giả từ già đến trẻ xếp hàng rồng rắn ở đường sách Nguyễn Văn Bình để xin chữ ký cho cuốn sách mới phát hành Cây chuối non đi giày xanh của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Nghe mà vui, vì ngày nay vẫn còn nhiều người thích đọc sách.
Anh Tư Bốn gật đầu:
- Cây chuối non đi giày xanh nghe nói in tới 170 ngàn bản, đạt kỷ lục luôn. Mà đâu riêng gì quyển này, hàng chục quyển trước của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng rất được bạn đọc yêu thích, nhiều quyển tái bản đi, tái bản lại vẫn bán chạy.
Chú Tám suy nghĩ hồi lâu:
- Nhiều người cầm bút vẫn than thở là viết sách không ai mua, chỉ có sách “biếu chạy”, nhà văn, nhà thơ ngày nay sống không nổi với nghề. Nhưng qua hiện tượng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cho thấy nếu nhà văn có tài thì độc giả không quay lưng, nghề viết vẫn sống được chớ đâu đến nỗi, phải không bây?
Anh Tư Bốn đồng tình:
- Đúng đó chú. Thay vì oán trách độc giả quay lưng với văn hóa đọc hay đòi hỏi Nhà nước phải đầu tư, tài trợ để xuất bản sách, thì người cầm bút nên dành thời gian sáng tác những tác phẩm chất lượng, được công chúng đón nhận.
Chú Tư Bốn lắc đầu:
- Các vị ấy còn đang bận kiện tụng lẫn nhau. Đó, thiên hạ đang ầm ĩ về độ minh bạch của giải thưởng Hội Nhà văn TP.Hồ Chí Minh. Năm nào cũng vậy, giải nào cũng vậy, thời gian đâu mà đầu tư cho sáng tác. Trong khi đó, người dân cần giới văn nghệ sĩ không ngừng bám sát thực tiễn, sống cùng đất nước và xã hội, gắn bó với sự nghiệp đổi mới, đi sâu vào thực tiễn tạo ra những tác phẩm có giá trị về tư tưởng nghệ thuật, tính nhân văn, lôi cuốn công chúng. Mong vậy lắm thay!
Ong mật