Chú Tám xe ôm nhận xét:<br>
- Các cơ quan chức năng vừa đưa ra dự thảo Luật Giáo dục đại học, trong đó có việc thống nhất văn bằng giữa hệ chính quy và hệ vừa làm vừa học mà mình hay kêu là học tại chức, thế là lại dấy lên dư luận quan ngại về sự "cào bằng" này. Nhưng tao thấy có gì đâu mà ngại với lo.
Chú Tám xe ôm nhận xét:
- Các cơ quan chức năng vừa đưa ra dự thảo Luật Giáo dục đại học, trong đó có việc thống nhất văn bằng giữa hệ chính quy và hệ vừa làm vừa học mà mình hay kêu là học tại chức, thế là lại dấy lên dư luận quan ngại về sự “cào bằng” này. Nhưng tao thấy có gì đâu mà ngại với lo.
Anh Tư Bốn gật đầu:
- Con cũng thấy vậy. Thiên hạ quan ngại, là bởi vì vẫn còn tư tưởng coi trọng bằng cấp. Theo con, dự thảo thống nhất một loại bằng cấp là đúng vì quan trọng không phải ở cái bằng, mà ở chất lượng đào tạo.
Chú Tám tán thành:
- Lâu nay thiên hạ coi nhẹ bằng tại chức là do cách làm thôi: đầu vào dễ dãi, học lấy có, thi “vô tư”, có vào đương nhiên có ra… dẫn đến đào tạo kém chất lượng. Thậm chí, hệ đào tạo này được coi như “trang trí” cho sự khoe mẽ, là công cụ để tiến thân chớ không phải học để trang bị kiến thức, nâng tầm hiểu biết. Vậy thì lỗi đâu phải ở loại hình đào tạo, mà ở cách thực hiện. Giờ chuyện cần làm là sai đâu sửa đó, ngành GD-ĐT phải mạnh tay củng cố lại chất lượng đào tạo của hệ tại chức để “lấy lại niềm tin”.
Anh Tư Bốn cười:
- Khi chất lượng đào tạo 2 loại hình đại học này như nhau thì hiển nhiên mọi người chẳng cần phải phân biệt tên gọi của văn bằng. Khi dạy và học thực sự nghiêm túc thì băn khoăn là chính quy hay tại chức làm gì nữa, phải không chú?
Ong mật