Báo Đồng Nai điện tử
En

Lợi bất cập hại?

10:11, 05/11/2017

 Chú Tám xe ôm nói với anh Tư Bốn:<br>

- Tao nghe nói trong lúc bão số 12 đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, do mưa lớn, nước về các hồ dâng nhanh cho nên tất cả các hồ thủy điện, thủy lợi ở các tỉnh đều xúm nhau xả lũ, có phải vậy không bây?

 Chú Tám xe ôm nói với anh Tư Bốn:

- Tao nghe nói trong lúc bão số 12 đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, do mưa lớn, nước về các hồ dâng nhanh cho nên tất cả các hồ thủy điện, thủy lợi ở các tỉnh đều xúm nhau xả lũ, có phải vậy không bây?

Anh Tư Bốn gật đầu:

- Dạ, con cũng nghe nói vậy. Chẳng hạn như các hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã xả lũ với lưu lượng khoảng 75m3/giây. Các hồ thủy lợi ở tỉnh Ninh Thuận cũng xả lũ với lưu lượng nước tương đương.

Chú Tám băn khoăn:

- Trên trời mưa bão, cộng thêm dưới đất xả lũ, vậy có khác nào lửa cháy mà đổ thêm dầu, làm sao mà dân chịu nổi?

Anh Tư Bốn trầm ngâm:

- Hôm trước con có dịp đi tới mấy tỉnh miền Trung bị thiệt hại nặng trong cơn bão số 10, cũng nghe bà con phàn nàn việc các hồ thủy lợi xả lũ trong lúc mưa bão làm tăng lượng nước đổ về các sông suối, thoát không kịp nên nước dâng cao gây ngập lụt nhà cửa, ruộng đồng, tăng thêm thiệt hại cho dân.

Chú Tám ngẫm nghĩ:

- Nếu là bão thì bên khí tượng còn tính toán được đường đi, sức gió, vị trí, người dân còn chủ động đề phòng được. Nhưng còn lũ lụt, nhất là các loại lũ quét, lũ ống thì bó tay, chưa ai tính toán được cũng chưa cách gì đề phòng, bởi vậy nguy hiểm vô cùng. Cho tới giờ rất nhiều địa phương còn hồ thủy điện, thủy lợi như những túi nước khổng lồ treo lơ lửng trên đầu mà không biết mức độ nguy hiểm ra sao. Cơ quan chức năng cần khảo sát, tính toán kỹ mức độ lợi và hại của các hồ này, từ đó coi có nên duy trì hoặc duy trì ở mức độ nào, coi chừng lợi bất cập hại.

Ong mật

Tin xem nhiều