Chú Tám xe ôm nói bâng quơ:<br>
- Hồi xưa tỉnh Đồng Nai mình tách ra thành 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, biết đâu mai mốt "khắc nhập" trở lại thành tỉnh Đồng Bà hổng chừng à nha. Cũng giống y vậy, 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh nhập lại thành tỉnh Bình Tĩnh, tỉnh Gia Lai với TP.Pleiku và tỉnh Kon Tum nhập lại thành tỉnh Gia Kon Ku…
Chú Tám xe ôm nói bâng quơ:
- Hồi xưa tỉnh Đồng Nai mình tách ra thành 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, biết đâu mai mốt “khắc nhập” trở lại thành tỉnh Đồng Bà hổng chừng à nha. Cũng giống y vậy, 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh nhập lại thành tỉnh Bình Tĩnh, tỉnh Gia Lai với TP.Pleiku và tỉnh Kon Tum nhập lại thành tỉnh Gia Kon Ku…
Anh Tư Bốn sặc vì cười:
- Chú đang nói đến đề xuất sáp nhập giảm 10 tỉnh có dân số nhỏ của đại biểu Quốc hội nhằm tinh giản hàng ngàn cán bộ, công chức từ đó tiết kiệm được chi thường xuyên và sử dụng tài sản công chớ gì. Các địa phương, bộ, ngành của mình “khắc nhập, khắc xuất” hoài chớ đâu phải chuyện mới mẻ gì đâu. Có điều, theo con quan trọng hổng phải ở chuyện tách hay nhập.
Chú Tám hỏi:
- Vậy chớ theo bây thì phải làm sao?
Anh Tư Bốn thủng thẳng:
- Nhập các tỉnh lại, nhưng bộ máy cồng kềnh, chất lượng cán bộ kém thì cũng không giải quyết được vấn đề cốt lõi là hoạt động thiếu hiệu quả. Giữ nguyên các tỉnh nhưng nâng cao chất lượng cán bộ, 1 người làm việc hiệu quả bằng 2, 3 người thì vẫn thực hiện được mục tiêu tinh giản biên chế, tiết kiệm chi thường xuyên. Chú thấy có phải không?
Chú Tám tán thành:
- Bây nói có lý. Còn nữa hông?
Anh Tư Bốn gật đầu:
- Còn chớ chú. Lâu nay cả nước vẫn thực hiện “cào bằng” trong khi thực tế là mỗi tỉnh đều có quy mô, điều kiện, đặc điểm khác nhau. Vậy là chưa hợp lý. Thay vì tính toán nhập tỉnh, con cho là nên sắp xếp lại biên chế phù hợp cho từng địa phương, vùng miền, qua đó tạo cơ hội, động lực cho các địa phương mũi nhọn phát triển, làm “đà kéo” các địa phương yếu. Phải không chú?
Ong mật