Báo Đồng Nai điện tử
En

Luật rừng

10:10, 06/10/2017

Chú Tám xe ôm đăm chiêu nói:<br>

- Chà, vụ tài xế dùng tiền lẻ trả phí BOT đường tránh Biên Hòa ngày càng căng thẳng, gây kẹt xe suốt nhiều tiếng đồng hồ trên quốc lộ 1 đến độ cơ quan chức năng phải đề nghị "xả trạm".

Chú Tám xe ôm đăm chiêu nói:

- Chà, vụ tài xế dùng tiền lẻ trả phí BOT đường tránh Biên Hòa ngày càng căng thẳng, gây kẹt xe suốt nhiều tiếng đồng hồ trên quốc lộ 1 đến độ cơ quan chức năng phải đề nghị “xả trạm”.

Anh Tư Bốn nhíu mày:

- Trong vụ này có 2 vấn đề khác nhau. Tài xế có quyền dùng tiền lẻ để trả phí qua trạm BOT vì luật không cấm. Nhưng khi tài xế cố tình dừng xe chắn đường qua trạm, gây ách tắc giao thông, làm rối xã hội thì đó là vi phạm luật. Chú có nhớ vụ một số người ở Hà Tĩnh chặn quốc lộ để phản đối vụ Formosa Hà Tĩnh xả thải gây ô nhiễm môi trường không? Những người cầm đầu vụ chặn đường này đã bị khởi tố rồi đó. Người dân có quyền phản biện, phản đối quy định, chính sách nào đó nhưng phải trong khuôn khổ luật pháp. Nếu những hành vi vi phạm pháp luật cứ được sử dụng để phản đối các chính sách, đất nước không mấy chốc sẽ loạn lên hết.

Chú Tám trầm ngâm:

- Doanh nghiệp làm đường BOT là vì lợi nhuận, còn giới tài xế, doanh nghiệp kinh doanh vận tải phản đối thu phí BOT cũng là vì bị giảm lợi nhuận. Tao thấy lùm xùm ở các trạm BOT vừa rồi chẳng qua là lợi ích bị va chạm lẫn nhau thôi.

Anh Tư Bốn lắc đầu:

- Chú cần xem lại thời điểm xây dựng đường tránh, do địa phương không có kinh phí làm đường nên mới kêu gọi doanh nghiệp tham gia, mục tiêu là giảm tải, giảm áp lực giao thông, hạn chế tai nạn trên đường quốc lộ ngang qua thành phố. Dự án được Chính phủ phê duyệt từ năm 2008 với trên 100 chữ ký từ trên xuống dưới, vị trí đặt trạm cũng được quy hoạch ở vị trí hiện nay. Nay chỉ vì lợi ích của ngành kinh doanh khác mà doanh nghiệp kinh doanh theo đúng luật phải gánh thiệt hại? Nếu vậy, chắc mai mốt chẳng ai dám làm theo luật, mà cứ sử dụng “luật rừng” là thắng chắc.

Ong mật

Tin xem nhiều