Chú Tám xe ôm hỏi anh Tư Bốn:
- Hổm nay tao nghe thiên hạ tranh luận chuyện quân đội nên hay không nên làm kinh tế, bên nào cũng đưa ra lý lẽ làm tao lùng bùng lỗ tai mà rốt cuộc hổng biết ai đúng ai sai.
Chú Tám xe ôm hỏi anh Tư Bốn:
- Hổm nay tao nghe thiên hạ tranh luận chuyện quân đội nên hay không nên làm kinh tế, bên nào cũng đưa ra lý lẽ làm tao lùng bùng lỗ tai mà rốt cuộc hổng biết ai đúng ai sai.
Anh Tư Bốn cười:
- Theo con biết, nước mình có chính sách “ngụ binh ư nông” từ thời nhà Đinh. Theo chính sách này, Nhà nước cho binh lính tham gia lao động, sản xuất tại địa phương nơi đóng quân. Đây là chính sách xây dựng quân đội gắn liền với sản xuất, tức là một cách làm kinh tế thời đó. Đến các triều đại sau như nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần… đều phát triển và ngày càng hoàn thiện chính sách này theo cách phù hợp. Vậy chú nói đi, quân đội làm kinh tế là đúng hay sai?
Chú Tám gật gù:
- Đúng rồi đó. Ngày xưa đất nước mình còn nghèo lại luôn phải chiến đấu chống lại sự xâm lược của phong kiến phương Bắc, nếu không có chính sách cho binh lính vừa sản xuất vừa chiến đấu thì chi phí đâu mà duy trì nổi quân đội
để bảo vệ đất nước.
Anh Tư Bốn giải thích thêm:
- Ngày nay, quân đội tham gia làm kinh tế không phải chỉ là kiếm tiền, mà là làm kinh tế phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chẳng hạn như các xí nghiệp sản xuất các sản phẩm, vũ khí và trang bị quốc phòng; rồi trồng cao su, trồng rừng, làm nông nghiệp, trồng cà phê… Doanh nghiệp thuộc quân đội cũng phải vận hành theo đúng luật, đúng quy định như doanh nghiệp dân doanh, không có biệt lệ. Chỉ khác là doanh nghiệp quân đội không đặt nặng vấn đề lợi nhuận mà mục tiêu chủ yếu thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Phía quân đội cũng đang tiến hành tái cơ cấu, từ gần 200 doanh nghiệp sẽ rút xuống còn 17 doanh nghiệp, chỉ giữ lại những doanh nghiệp thực sự hiệu quả.
Chú Tám gãi đầu:
- Nếu người dân ai cũng biết rõ ràng vậy thì đâu có cãi nhau làm gì, hén.
Ong mật