Chú Tám xe ôm kể:
- Trong một chiến dịch nhằm ngăn chặn các nội dung đe dọa và kích động bạo lực, hận thù được tiến hành trên 14 tiểu bang, cảnh sát Đức vừa tổ chức đột kích và tiến hành khám xét nhà của 36 người đã đăng tải những nội dung hận thù và kích động phân biệt chủng tộc trên Facebook và nhiều mạng xã hội khác.
Chú Tám xe ôm kể:
- Trong một chiến dịch nhằm ngăn chặn các nội dung đe dọa và kích động bạo lực, hận thù được tiến hành trên 14 tiểu bang, cảnh sát Đức vừa tổ chức đột kích và tiến hành khám xét nhà của 36 người đã đăng tải những nội dung hận thù và kích động phân biệt chủng tộc trên Facebook và nhiều mạng xã hội khác.
Anh Tư Bốn hỏi:
- Trước sự việc đó, ở nước Đức có ai la làng lên là cảnh sát “đàn áp dân”, nước Đức “mất dân chủ”, “thiếu nhân quyền” hông chú?
Chú Tám trợn mắt:
-Giỡn hoài bây. Luật pháp của Đức quy định kích động hận thù là phạm pháp và người dùng mạng xã hội tại quốc gia này sẽ bị phạt nếu đăng tải những nội dung kích động bạo lực, đe dọa người khác hay kích động phân biệt chủng tộc trên internet. Đâu ra đó, ai lớ quớ vi phạm là bị “rờ gáy” ngay.
Anh Tư Bốn tán thành:
- Thì vậy, không riêng gì ở Đức, mà nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đã có quy định phạt nặng đối với các phát ngôn thù hận trên mạng, bởi phát ngôn thù hận có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sự bình yên của xã hội. Trong một số trường hợp, phát ngôn thù hận không dừng ở “phát ngôn” mà có thể gây ra bạo lực trong xã hội, gây hận thù giữa các cộng đồng, thậm chí dẫn đến những hành động cụ thể như các hành động khủng bố ở châu Âu và Mỹ vừa qua.
Chú Tám ngẫm nghĩ:
- Cả thế giới hàng ngày có 1,3 tỷ người sử dụng Facebook, 330 triệu người sử dụng Twitter, 1 tỷ người sử dụng YouTube. Nếu không đặt ra khuôn khổ luật pháp rõ ràng, cụ thể và nghiêm khắc cho phát ngôn trên mạng xã hội thì thế giới loạn lên hết à? Nước mình có trên 20 triệu người sử dụng Facebook nên việc quản lý thông tin và xử phạt phát ngôn thù hận trên mạng xã hội là điều đặc biệt cần thiết, không thể có “vùng trắng” được.
Ong mật