Chú Tám xe ôm hỏi anh Tư Bốn:<br>
- Hổm nay tao nghe thiên hạ xôn xao về chuyện một gia đình ở thành phố vì sợ con bị áp lực học hành nên cho con tự học ở nhà, hổng tới trường. Chuyện đó có gì đâu mà cãi nhau dữ vậy bây?
Chú Tám xe ôm hỏi anh Tư Bốn:
- Hổm nay tao nghe thiên hạ xôn xao về chuyện một gia đình ở thành phố vì sợ con bị áp lực học hành nên cho con tự học ở nhà, hổng tới trường. Chuyện đó có gì đâu mà cãi nhau dữ vậy bây?
Anh Tư Bốn giải thích:
- Quan trọng chớ chú. Nếu “mô hình” này được thừa nhận, coi chừng thiên hạ áp dụng rần rần vì xem ra nhiều người đã ngán với những khuyết tật “lâu năm không sửa” của ngành giáo dục nước mình.
Chú Tám gật đầu lia lịa:
- Ờ há. Hồi xưa thiên hạ chăm chăm cho con vô trường công lập, sau đó tư duy thoáng hơn thì chọn trường dân lập, rồi trường quốc tế. Nhà nào có điều kiện thì cho con đi học ở nước ngoài. Tao ít học nên hổng dám chê khen gì ngành giáo dục, có điều tao nghĩ ở đời có một kiểu áo mà bắt mọi người cùng mặc thì hổng ổn, thiên hạ “9 người 10 ý” thì cũng nên có nhiều phương án học hành để đáp ứng nhu cầu đa dạng của đời sống, hổng nên khư khư một kiểu dạy/học như trước giờ.
Anh Tư Bốn đồng tình:
- Thiệt ra, ở các nước tiên tiến mô hình tự học ở nhà có từ lâu rồi. Ưu, khuyết của mô hình này cũng được các chuyên gia phân tích tỉ mỉ, có điều đã được thừa nhận thì chắc cái hay nhiều hơn cái dở. Quan trọng là ngành giáo dục các nước quản lý, giám sát rất chặt chẽ về chất lượng của học sinh tự học, không chỉ phải đảm bảo về mặt kiến thức học tập mà còn về các kỹ năng mềm, kiến thức xã hội nữa.
Chú Tám đập tay vào đùi đánh đét:
- Rồi, tao hiểu vì sao lâu nay mô hình tự học ở nhà không được thừa nhận ở nước mình. Đơn giản, cứ cái gì không quản được thì cấm thôi.
Ong mật