Báo Đồng Nai điện tử
En

Văn hóa tranh cãi

10:04, 26/04/2017

Chú Tám xe ôm thắc mắc:
- Mấy ngày nay sao chỉ có vụ… cái quần của ông giáo sư trên giảng đường mà thiên hạ tranh cãi ỏm tỏi vậy bây?

Chú Tám xe ôm thắc mắc:
- Mấy ngày nay sao chỉ có vụ… cái quần của ông giáo sư trên giảng đường mà thiên hạ tranh cãi ỏm tỏi vậy bây?
Anh Tư Bốn suýt sặc cà phê:
- À, chuyện đó không chỉ là vấn đề của cái quần, mà thiên hạ “tán” rộng ra về chuyện kích thích tư duy sáng
tạo, đổi mới qua hình ảnh cái quần. Người ủng hộ thì cho rằng lâu nay người Việt mình luôn khuôn mẫu trong nhìn nhận từ đó dễ dẫn đến sự cực đoan trong thái độ, cám ơn ông giáo sư đã dũng cảm tạo sự khác biệt để khuyến khích sáng tạo. Người không đồng tình thì cho rằng sáng tạo gì cũng không thể vượt chuẩn mực văn hóa phương Đông. Túm lại là đủ thứ ý kiến.
Chú Tám nhăn mũi:
- Thiếu gì hình ảnh minh họa cho sự sáng tạo mà ông giáo sư cứ nhất thiết phải dùng cái quần cho gây tranh cãi?
Anh Tư Bốn giải thích:
- Cách mặc quần ngắn giảng bài của ông giáo sư như là mô phỏng sự tự do của sáng tạo, có không gian tự do mới sáng tạo được. Theo con, chuyện cái quần cũng chẳng đáng để đẩy lên thành sự kiện tranh cãi. Giống như chuyện đài truyền hình ở miền Tây không mời anh diễn viên hài “nhảm” vào chương trình dành cho thiếu nhi, đơn giản là không phù hợp, có thể chương trình khác phù hợp hơn thì sẽ mời, có vậy thôi mà cũng gây tranh cãi, phe thì thích thú kêu “cấm sóng, cấm cửa”, còn các fan thì kêu gọi tẩy chay đài truyền hình. Loạn hết cả lên.
Chú Tám nhận xét:
- Dân mình bây giờ thích tranh luận nhưng chưa tranh luận một cách văn minh. Chuyện gì cũng phải lấy luật
pháp, khoa học, văn hóa, chuẩn mực xã hội… làm nền tảng xem xét một cách có lý có tình, đừng chỉ dựa vô cảm tính hay “nâng quan điểm”, làm riết thiệt tao cũng hoang mang, hết biết ứng xử thế nào cho phải.

Ong mật

Tin xem nhiều