Chú Tám xe ôm hắng giọng, kể câu chuyện vui:<br>
- Có anh thanh niên vào quán "cơm bụi" ăn trưa, bà chủ quán bưng ra phần cơm với dĩa thịt gà kho sả thơm nức mũi. Trước khi cầm đũa, anh thanh niên chắp 2 tay cúi đầu thành kính trước dĩa gà hồi lâu.
Chú Tám xe ôm hắng giọng, kể câu chuyện vui:
- Có anh thanh niên vào quán “cơm bụi” ăn trưa, bà chủ quán bưng ra phần cơm với dĩa thịt gà kho sả thơm nức mũi. Trước khi cầm đũa, anh thanh niên chắp 2 tay cúi đầu thành kính trước dĩa gà hồi lâu. Thấy lạ, bà chủ quán hỏi, anh ta trả lời: “Tôi đang làm nghi thức tưởng niệm trước “nhục thân” cũ của mình đó mà. Kiếp trước tôi chính là con gà này, sau khi chết tôi đầu thai và trở thành như hiện nay, không ngờ có cơ hội được gặp thể xác của kiếp trước nên xúc động quá!”.
Anh Tư Bốn cười ha hả:
- Chú nói tới vụ thịt gà được trữ đông 30-40 năm ở nước ngoài, nay được nhập về nước mình bán với giá siêu rẻ khiến gà thịt trong nước lao đao chớ gì.
Chú Tám trợn mắt:
- Chớ gì nữa. Tao nghe bà xã nói ngoài chợ giá gà bây giờ rẻ hơn giá rau, bên cạnh nguyên nhân dân mình thấy nuôi gà lợi nhuận cao nên xúm nhau nuôi, dẫn tới cung vượt cầu phải giảm giá, còn do nhiều doanh nghiệp nhập thịt đùi gà từ Mỹ về với giá siêu rẻ, bán ra chỉ từ 10-11 ngàn đồng/kg. Giá gà nhập rẻ như vậy, nói sao gà trong nước không “chết”.
Anh Tư Bốn hết cười nổi:
- Thời buổi thuận mua vừa bán, việc doanh nghiệp nhập khẩu hàng giá rẻ hơn so với trong nước là quy luật về lợi nhuận trong kinh tế thị trường, không trách được. Nhưng chú nghĩ coi, vì sao gà nhập giá rẻ không bán được ở các siêu thị vốn kiểm tra chất lượng hàng hóa rất kỹ lưỡng, mà chủ yếu chỉ tiêu thụ ở các khu công nghiệp với đối tượng là công nhân?
Chú Tám trầm ngâm:
- Ông bà mình có câu nói rất hay: tiền nào của đó. Có điều, dân mình có được biết rõ về chất lượng hàng hóa không hay là vẫn cứ tù mù, để rồi của đáng một mà phải trả tới mười? Dân có quyền yêu cầu cơ quan chức năng, doanh nghiệp minh bạch về điều này để tránh tiền mất tật mang.
Ong mật