Báo Đồng Nai điện tử
En

Cẩn trọng

09:10, 02/10/2016

Chú Tám xe ôm hỏi anh Tư Bốn:<br>

- Hổm nay tao nghe râm ran vụ một đại gia bỏ ra 100 triệu USD để "giải cứu" một đại gia khác, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trước mắt để không phải bán cho Trung Quốc?

Chú Tám xe ôm hỏi anh Tư Bốn:

- Hổm nay tao nghe râm ran vụ một đại gia bỏ ra 100 triệu USD để “giải cứu” một đại gia khác, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trước mắt để không phải bán cho Trung Quốc?

Anh Tư Bốn gật đầu:

- Con có nghe thông tin về vụ mua bán này, nhưng thực hư bên trong thì hổng biết chắc nên hổng dám nói. Có điều, con thấy nếu đúng như thiên hạ đồn thì tốt quá, ít nhất bớt đi một phân khúc không bị kinh tế Trung Quốc thao túng.

Chú Tám suy tư:

- Lâu nay, kinh tế nước mình vẫn bị lệ thuộc xấu vào Trung Quốc. Không chỉ ồ ạt thu gom nông sản bất thường, sau đó “trở quẻ” để dìm giá, người Trung Quốc còn núp bóng dân địa phương thuê đất làm nông nghiệp, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản tại một số vị trí, khu vực trọng yếu.

Anh Tư Bốn tiếp lời:

- Vậy ăn nhằm gì. Tham gia đầu tư một số dự án ODA lớn, phía Trung Quốc cũng tìm cách “chơi xấu”, không chỉ tìm cách đưa đông đảo lao động Trung Quốc sang mà không chịu sử dụng lao động bản địa, trên thực tế lợi nhuận từ các dự án vốn vay này sẽ quay trở lại Trung Quốc.

Chú Tám hỏi:

- Bằng cách nào?

Anh Tư Bốn giải thích:

- Các công ty Trung Quốc tham gia vào các dự án ODA thường tính đội chi phí cho các hạng mục công việc, trong đó phổ biến nhất là trì hoãn thời gian thi công. Vì thế, chi phí thực tế sẽ triệt tiêu toàn bộ lợi ích tài chính từ việc tiếp cận các khoản vay ODA Trung Quốc lãi suất thấp. Ở một số dự án, họ ràng buộc để các thiết bị, phụ tùng sửa chữa thay thế sau này là hàng Trung Quốc được tính với giá cao, như ở dự án Đạm Ninh Bình đó. Bởi vậy, “chiêu độc” này chỉ khiến đối tác từ lỗ tới lỗ.

Chú Tám than thở:

- Các chuyên gia kinh tế đã phân tích rõ thiệt hơn, mong rằng ai khi chơi với “hàng xóm” kiểu này cần cẩn trọng hơn nữa.

Ong mật

 

Tin xem nhiều