Báo Đồng Nai điện tử
En

Mất rừng, dân chịu!

09:02, 20/02/2013

Gần đây, Người nông thôn (NNT) tui hay nghe nhiều bà con nông dân nhắc tới chuyện mất rừng làm thời tiết ngày càng cực đoan. Một số nông dân nói với NNT:

Gần đây, Người nông thôn (NNT) tui hay nghe nhiều bà con nông dân nhắc tới chuyện mất rừng làm thời tiết ngày càng cực đoan. Một số nông dân nói với NNT:

- Mỗi năm có vài ngàn hécta rừng trên cả nước bị mất đi khiến thời tiết ngày càng khắc nghiệt.

- NNT nghe nói, năm 2012, tỷ lệ chặt phá rừng đã giảm gần một nửa, nhưng diện tích rừng bị chặt phá và cháy vẫn lên đến trên 3,2 ngàn hécta.

- Thảo nào, nông dân tụi tui thấy mưa bão ngày càng nhiều, bất thường và khó dự báo chính xác. Theo tụi tui, nếu cộng cả diện tích đất rừng bị chuyển đổi sang mục đích khác, chắc chắn diện tích rừng bị mất đi hàng năm sẽ còn lớn hơn gấp nhiều lần.

- NNT còn nhớ vào tháng 6-2012, tại hội thảo “Tương lai rừng đặc dụng Việt Nam - một số chính sách, nguồn lực và thực thi lâm luật”, Phòng Cảnh sát môi trường thuộc Bộ Công an cho hay, khoảng 5 năm lại đây, mỗi năm bình quân nước ta mất đi 65 ngàn hécta rừng.

- Mất rừng nhiều như vậy, nông dân sẽ là người chịu ảnh hưởng đầu tiên.

- NNT thấy gần đây, Nhà nước cũng đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo vệ và phát triển rừng nên tỷ lệ rừng bị mất cũng đã giảm.

- Giảm kiểu gì mà mỗi năm vẫn mất một lượng lớn diện tích rừng như vậy? Mất rừng sẽ khiến mùa mưa lũ lụt nhiều hơn, mùa hè lại hạn hán làm cho chăn nuôi, trồng trọt bị ảnh hưởng và nông dân là người gánh hậu quả nặng nề nhất.

- Đúng thế, mới đây tại hội nghị trực tuyến của ngành nông nghiệp, NNT tui nghe nói Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nhận định, mấy năm gần đây biến đổi khí hậu tác động rất lớn đến Việt Nam. Vì vậy, Phó thủ tướng yêu cầu các tỉnh có rừng phải chú trọng công tác bảo vệ rừng, góp phần giảm thiểu tác động do biến đổi khí hậu.

- Vậy thì những dự án thủy điện, hay những công trình phải hy sinh nhiều diện tích rừng, Nhà nước không nên cho triển khai mới phải chớ?

- NNT tui cũng cùng quan điểm với bà con. Vì đa số những diện tích rừng phải “hy sinh” để làm thủy điện là rừng già, rừng nguyên sinh và những loại rừng này không thể trồng lại được. Tại Đồng Nai, diện tích rừng đặc dụng, phòng hộ sẽ được giữ nguyên từ nay đến năm 2020. Nhưng chỉ Đồng Nai giữ rừng thì không ăn thua, việc giữ rừng phải tất cả các tỉnh có rừng cùng góp sức mới hiệu quả.

Người Nông Thôn

Tin xem nhiều