Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ V (vòng 1) tiến hành từ ngày 23 đến 25-4-1991. Tham dự có 349/350 đại biểu được bầu cử dân chủ từ Đại hội của 17 Đảng bộ trực thuộc.
Thực hiện Chỉ thị 59-CT/TW ngày 22-5-1990, Chỉ thị 65CT/TW ngày 9-11-1990 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Công văn hướng dẫn số 377 của Ban Tổ chức Trung ương về tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VII của Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ra Kế hoạch số 41-KH/TU hướng dẫn các cấp uỷ trực thuộc tập trung chỉ đạo tổ chức Đại hội Đảng cơ sở và cấp trên cơ sở. Được sự hướng dẫn, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Đại hội Đảng các cấp ở vòng 1 đã tổ chức thành công.
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ V (vòng 1) tiến hành từ ngày 23 đến 25-4-1991. Tham dự có 349/350 đại biểu được bầu cử dân chủ từ Đại hội của 17 Đảng bộ trực thuộc. Đại hội đã thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến thiết thực vào 05 bản dự thảo văn kiện sẽ trình tại Đại hội VII của Đảng. Đại hội đã bầu 17 đại biểu chính thức, 02 đại biểu dự khuyết của Đảng bộ dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII.
Đại hội VII có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Với việc thông qua Cương lĩnh, Chiến lược kinh tế và những chính sách cụ thể, Đại hội VII đã hình thành rõ nét con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với những đặc điểm của nước ta. Tổng kết những kinh nghiệm bước đầu của công cuộc đổi mới và bổ sung những giải pháp tiếp tục khắc phục cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, Đại hội VII có vai trò tạo ra tiền đề làm cho đất nước ta trụ vững trước những ảnh hưởng vô cùng bất lợi của sự tan rã hệ thống xã hội chủ nghĩa, đồng thời cũng là sự mở đầu quá trình đưa nền kinh tế đất nước ta ra khỏi cuộc khủng hoảng. Sau Đại hội VII, sự sụp đổ của Liên Xô đã tác động nhiều mặt đến sự sống còn của đất nước ta. Song do những yếu tố bên trong của đất nước được tạo ra từ đường lối đổi mới của Đại hội VI và Đại hội VII, do truyền thống cách mạng của nhân dân ta, Việt Nam không những không sụp đổ, mà còn trụ vững và tiếp tục phát triển. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta còn đang được thực tiễn tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh, song những nét căn bản về con đường quá độ do Đại hội vạch ra là một thực tế sinh động cho nhiều lực lượng cách mạng trên thế giới nghiên cứu, gửi gắm lòng tin vào tiền đồ của sự nghiệp cách mạng mà C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin và Hồ Chí Minh để lại.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc, thực hiện Chỉ thị 01-CT/TW ngày 16-7-1991 của Ban Bí thư, Đảng bộ Đồng Nai tiến hành ngay việc tổ chức triển khai, quán triệt Nghị quyết Đại hội VII của Đảng từ tỉnh đến cơ sở nhằm tạo động lực thúc đẩy toàn Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh vươn lên trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội, đồng thời khẩn trương chuẩn bị tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ V (vòng 2).
Trước khi tiến hành Đại hội Đảng các cấp vòng 2, ngày 10-4-1991, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 107-HĐBT chia 02 huyện Xuân Lộc, Tân Phú để thành lập 4 huyện mới gồm huyện Xuân Lộc, Long Khánh, Tân Phú và Định Quán. Vì vậy, Đảng bộ tỉnh đã tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy cán bộ và cơ sở Đảng của 04 Đảng bộ, rà soát lại việc phân bổ, bổ sung đại biểu của các đoàn theo tổ chức mới và chỉ đạo tiến hành Đại hội Đảng cấp huyện và cơ sở theo đúng quy định. Sau đó, ngày 12-8-1991, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá VIII đã ra Nghị quyết cắt ba huyện: Châu Thành, Long Đất, Xuyên Mộc thuộc tỉnh Đồng Nai nhập với Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo để thành lập tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Cùng thời gian, Đảng bộ Đồng Nai đã chuyển giao 04 Đảng bộ (huyện Châu Thành, Long Đất, Xuyên Mộc và Đảng bộ Bộ đội Biên phòng) về Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo Quyết định số 64-QĐ/ TW của Bộ Chính trị. Đảng bộ tỉnh còn 15 Đảng bộ trực thuộc gồm 08 Đảng bộ huyện, thị, thành phố, 07 Đảng bộ khối với 517 tổ chức cơ sở Đảng và 14.650 đảng viên (so với trước đó là 650 cơ sở Đảng và 17.645 đảng viên)
Trên cơ sở quán triệt Thông tri 01-TT/TW ngày 22-7-1991 của Ban Bí thư về việc tiến hành Đại hội Đảng các cấp (vòng 2), Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ V được tổ chức từ ngày 28-10 đến ngày 01-11-1991. Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Đình Tứ – Bí thư Trung ương Đảng thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng về dự và chỉ đạo trực tiếp Đại hội. 288 đại biểu chính thức đại diện cho 14.650 đảng viên trong 15 Đảng bộ trực thuộc tỉnh dự Đại hội.
Đại hội đã tập trung trí tuệ của toàn Đảng bộ quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội VII của Đảng vào việc đánh giá tình hình, đề ra phương hướng, mục tiêu, các biện pháp cho nhiệm kỳ tới; đặc biệt là những mục tiêu và giải pháp kinh tế.
Đại hội đã rút ra 05 kinh nghiệm bước đầu trong công cuộc đổi mới:
1– Từng cấp uỷ và toàn Đảng bộ phải không ngừng nâng cao nhận thức mọi mặt, nắm vững đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng để vận dụng đúng đắn và sáng tạo vào thực tiễn địa phương, đề ra được các chủ trương, biện pháp, bước đi thích hợp trên từng lĩnh vực hoạt động mới thực hiện đổi mới có hiệu quả.
2– Phải biết dựa vào dân, có nhiều chính sách và biện pháp khai thác và phát huy nhiều hơn nữa tiềm năng và sức sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mới thực hiện được mục tiêu của công cuộc đổi mới, làm cho “dân giàu, nước mạnh”.
3– Cùng với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phải không ngừng cải tiến, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước và vai trò cá nhân phụ trách theo chế độ trách nhiệm của luật định.
4– Phải luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng ở mọi cấp, mọi ngành, nêu cao đoàn kết nhất trí trong nội bộ Đảng, nhất là trong các cấp uỷ, trên cơ sở phát huy tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình nghiêm túc, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ.
5– Phải đặc biệt quan tâm xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, trong sạch, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, luôn sát dân, nắm chắc quần chúng, phát động thành phong trào cách mạng thực hiện thắng lợi mọi Nghị quyết của Đảng.
Căn cứ vào tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, Đại hội V đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ 05 năm (1991–1995) và đến năm 2000 là: “phát triển kinh tế toàn diện theo cơ cấu công – nông nghiệp và dịch vụ, nhằm khai thác mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế quốc doanh, mở rộng quan hệ kinh tế trong và ngoài nước, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, tích cực ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, đẩy mạnh sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo. Thực hiện phổ cập tiểu học, xoá mù chữ. Cải thiện đời sống nhân dân. Thực hiện một xã hội bình đẳng, dân chủ, kỷ cương. Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh, ổn định về chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội”.
Đại hội đề ra 04 mục tiêu phát triển 05 năm (1991–1995) là:
– Ổn định và phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, mở rộng kinh tế đối ngoại và khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam.
– Thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, xây dựng nông thôn mới, từng bước giải quyết lao động, giảm tỷ lệ tăng dân số đến năm 1995 xuống dưới 02%.
– Thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng khối đoàn kết toàn dân; tiếp tục đổi mới nội dung phương thức lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận, các đoàn thể quần chúng xã hội.
– Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh, đảm bảo trật tự trị an toàn xã hội, thực hiện nghiêm kỷ cương pháp luật, ổn định tình hình chính trị trong tỉnh.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa V) gồm 47 đồng chí, bảo đảm theo tiêu chuẩn và yêu cầu về cơ cấu, đủ điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ của Đảng bộ trong tình hình mới. Trong đó, có 28 đồng chí là cấp uỷ viên khóa IV, 10 cấp uỷ viên là nữ. Tuổi bình quân là 48,65. Về trình độ văn hóa: cấp 2 có 08 đồng chí, cấp 3 có 39 đồng chí, trung học chuyên nghiệp có 01 đồng chí, Cao đẳng, Đại học có 17 đồng chí, Phó Tiến sĩ có 03 đồng chí. Đại hội bầu đồng chí Phan Văn Trang làm Bí thư, đồng chí Huỳnh Văn Bình, Trần Thị Minh Hoàng làm Phó Bí thư Tỉnh uỷ.
DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH
KHÓA V
(Theo Quyết định số 175-NS/TƯ ngày 20-1-1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc chuẩn y Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai)
HỌ VÀ TÊN |
CHỨC VỤ |
1. Phan Văn Trang |
Bí thư |
2. Huỳnh Văn Bình |
Phó Bí thư |
3. Trần Thị Minh Hoàng |
Phó Bí thư |
4. Nguyễn Thanh Tùng |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
5. Trần Công Khánh |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
6. Lâm Hiếu Trung |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
7. Đặng Văn Tiếp |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
8. Lê Đình Nghiệp |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
9. Phạm Điền Sơn |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
10. Trần Bửu Hiền |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
11. Nguyễn Đình Thắng |
Uỷ viên Ban Thường vụ |
12. Dương Minh Ngà |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
13. Lương Hoàng |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
14. Nguyễn Trí Thức |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
15. Huỳnh Văn Hoàng |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
16. Trần Thị Hòa |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
17. Vũ Hữu Tinh |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
18. Huỳnh Văn Trưng |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
19. Phạm Mạnh Thiều |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
20. Nguyễn Văn Ry |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
21. Nguyễn Nam Ngữ |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
22. Lê Hoàng Quân |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
23. Nguyễn Văn Thắng |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
24. Nguyễn Thị Thu Lan |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
25. Nguyễn Văn Thạnh |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
26. Lê Minh Tánh |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
27. Huỳnh Văn Tâm |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
28. Nguyễn Văn Thuyên |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
29. Nguyễn Thành Châu |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
30. Nguyễn Thị Minh Tư |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
31. Bùi Ngọc Thanh |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
32. Phạm Thị Sum |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
33. Dương Văn Hải |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
34. Nguyễn Khanh |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
35. Võ Văn Một |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
36. Trần Thị Luận |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
37. Lê Văn Triết |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
38. Trần Đình Thành |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
39. Đỗ Quang Minh |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
40. Huỳnh Chí Thắng |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
41. Nguyễn Trùng Phương |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
42. Huỳnh Lang Anh |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
43. Đặng Thị Kim Nguyên |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
44. Lê Hữu Sanh |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
45. Võ Minh Quang |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
46. Lê Thị Hồng Hoa |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
47. Lê Tư Huyền |
Uỷ viên Ban Chấp hành |
· Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ Đảng bộ tỉnh họp từ ngày 16 đến ngày 19-3-1994 bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa V) các đồng chí sau đây:
1. Đồng chí Phan Văn Hiếm - Bí thư Ban cán sự Đảng Sở Công nghiệp
2. Đồng chí Phan Trung Kiên - Bí thư Ban cán sự Đảng Sở Nông Lâm
3. Đồng chí Nguyễn Hồng Lạc - Phó Bí thư Huyện uỷ Thống Nhất
4. Đồng chí Lâm Thị Nguyệt - Phó Bí thư Huyện uỷ Long Thành
5. Đồng chí Lê Hồng Phương - Phó Trưởng ban Ban Tổ chức Tỉnh uỷ.