Báo Đồng Nai điện tử
En

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG NAI LẦN THỨ IV

02:09, 25/09/2015

Sau khi hoàn thành đợt tự phê bình và phê bình từ Tỉnh uỷ đến chi bộ cấp cơ sở và tiến hành thắng lợi Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở, cấp huyện và tương đương, Đảng bộ Đồng Nai đã tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ IV.

Sau khi hoàn thành đợt tự phê bình và phê bình từ Tỉnh uỷ đến chi bộ cấp cơ sở và tiến hành thắng lợi Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở, cấp huyện và tương đương, Đảng bộ Đồng Nai đã tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ IV. Đại hội họp từ ngày 20-10 đến ngày 26-10-1986. Về dự Đại hội có 447 đại biểu thay mặt cho trên 12.000 đảng viên của Đảng bộ 7 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố và 10 Đảng uỷ trực thuộc.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IV là một sự kiện hết sức quan trọng đối với Đảng bộ, quân, dân Đồng Nai. Theo sự chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Đại hội thảo luận, góp ý kiến vào các văn kiện của Trung ương sẽ trình tại Đại hội VI, kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III, bàn phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và biện pháp thực hiện trong giai đoạn 1986–1990 và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng. Tầm quan trọng của Đại hội IV là ở chỗ từ những tư tưởng và quan điểm mới của Đảng trong lãnh đạo toàn diện nói chung, Đảng bộ Đồng Nai phải đề ra được những bước đi cụ thể, những biện pháp có hiệu quả, thiết thực để làm cho tình hình sản xuất của địa phương phát triển, phát huy tốt các khả năng hiện có để thúc đẩy kinh tế có những bước phát triển mới, ổn định tình hình, cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững an ninh quốc phòng, tạo tích lũy cho sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa của tỉnh.

Đại hội thông qua báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ III, khẳng định những thành tựu đã đạt được trong 05 năm (1981–1985) về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng của tỉnh trong tình hình chung có nhiều khó khăn. Đó là thắng lợi quan trọng, có ý nghĩa làm cơ sở cho việc thực hiện nhiệm vụ trong 05 năm tiếp theo.

Bước đầu đã chuyển các hoạt động phân phối lưu thông có kết quả theo hướng hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa, phục vụ sản xuất và đời sống, cải tạo và quản lý thị trường có một bước chuyển biến.

Trong xây dựng Đảng, đã xây dựng thêm 112 cơ sở Đảng và phát triển 2.520 đảng viên. Tuy nhiên, việc xây dựng Đảng chưa tương xứng với nhiệm vụ chính trị, với sự nghiệp cách mạng đặt ra. Chất lượng nhiều tổ chức cơ sở Đảng còn yếu, chưa làm đúng vai trò là hạt nhân lãnh đạo chính trị cơ sở. Trong tình hình hiện nay, việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ phải được nâng lên ngang tầm với nhiệm vụ mới về chính trị, kinh tế - xã hội.

Đại hội đề ra những biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh kinh tế phát triển, nhấn mạnh tiếp tục phát triển nông nghiệp toàn diện, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, thực phẩm và hàng xuất khẩu, phát triển công nghiệp; sản xuất các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và các mặt hàng xuất khẩu. Các ngành thương nghiệp, lương thực, ngân hàng, tài chính vật giá... phải lấy nhiệm vụ phục vụ sản xuất làm gốc, và phục vụ đời sống làm trọng tâm. Đẩy mạnh hơn nữa công tác xuất khẩu, nhằm đáp ứng các nhu cầu nhập khẩu để phát triển sản xuất và ổn định đời sống. Tiếp tục đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế, coi đó là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong 05 năm tới. Thực hiện đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào quản lý và phát triển kinh tế xã hội, đồng thời đưa các hoạt động văn hóa – xã hội lên bước phát triển phù hợp với chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước.

Trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, Đại hội xác định phải nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược, thường xuyên nâng cao cảnh giác, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, làm tròn nghĩa vụ với cả nước và nghĩa vụ quốc tế, phát động phong trào toàn Đảng, toàn dân, toàn quân xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trên tất cả các địa bàn. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế hình thành cụm chiến đấu và chiến đấu liên hoàn trong pháo đài quân sự huyện trọng điểm.

Trong công tác nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, Đại hội xác định vai trò của nhân dân lao động tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng là rất quan trọng, quyết định thắng lợi nhiệm vụ đặt ra cho Đảng bộ trong những năm tiếp theo của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thực hiện đầy đủ quan điểm lấy dân làm gốc, mọi công việc đều xuất phát do dân và vì dân, phải thực sự dựa vào dân. Các công việc dân phải biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra trong việc xây dựng và thực hiện các chủ trương chính sách nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế - xã hội, thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động và công bằng xã hội.

Mặc dù sự thể hiện đường lối đổi mới về mọi mặt trong Nghị quyết Đại hội IV chưa được rõ và cụ thể, song Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ IV đã thể hiện sự sáng suốt của toàn Đảng bộ trong việc xác định được một loạt những quan điểm mới trong đường lối lãnh đạo của Đảng bộ mà các kỳ Đại hội trước chưa đề cập đến, thể hiện sự trưởng thành của Đảng bộ trong sự nghiệp xây dựng, đổi mới. Chính vì vậy, từ Đại hội IV, trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh – quốc phòng, công tác xây dựng Đảng, hiệu lực quản lý của bộ máy Nhà nước và hoạt động của các tổ chức đoàn thể quần chúng đã từng bước vận động khởi sắc, làm tiền đề để Đồng Nai có những bước tiến dài trong những giai đoạn sau.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành mới gồm 45 uỷ viên chính thức và 13 uỷ viên dự khuyết. Đồng chí Phạm Văn Hy được Đại hội bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ. Đại hội cũng đã bầu ra đoàn đại biểu gồm 15 đồng chí đi dự Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VI.


DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHÓA IV

(Theo Quyết định số 1390 NQ-NS/TƯ ngày 6-12-1986 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc chuẩn y Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai)

HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ

1. Phạm Văn Hy

Bí thư

2. Nguyễn Thị Ngọc Liên

Phó Bí thư

3. Lê Thành Ba

Phó Bí thư

4. Phạm Văn Nà

Uỷ viên Ban Thường vụ

5. Nguyễn Văn Động

Uỷ viên Ban Thường vụ

6. Nguyễn Thanh Tùng

Uỷ viên Ban Thường vụ

7. Huỳnh Văn Bình

Uỷ viên Ban Thường vụ

8. Trần Thị Minh Hoàng

Uỷ viên Ban Thường vụ

9. Phan Văn Trang

Uỷ viên Ban Thường vụ

10. Phạm Thị Sơn

Uỷ viên Ban Thường vụ

11. Võ Minh Quang

Uỷ viên Ban Thường vụ

12. Trần Văn Cường

Uỷ viên Ban Thường vụ

13. Trần Đệ

Uỷ viên Ban Thường vụ

14. Nguyễn Việt Nhân

Uỷ viên Ban Thường vụ

15. Nguyễn Lan

Uỷ viên Ban Thường vụ

16. Nguyễn Minh Đức

Uỷ viên Ban Chấp hành

17. Nguyễn Văn A

Uỷ viên Ban Chấp hành

18. Nguyễn Thanh Hùng

Uỷ viên Ban Chấp hành

19. Nguyễn Thanh Hồng

Uỷ viên Ban Chấp hành

20. Lê Bá Ước

Uỷ viên Ban Chấp hành

21. Dương Minh Ngà

Uỷ viên Ban Chấp hành

22. Nguyễn Minh Thuận

Uỷ viên Ban Chấp hành

23. Nguyễn Văn Thảo

Uỷ viên Ban Chấp hành

24. Lâm Hiếu Trung

Uỷ viên Ban Chấp hành

25. Đinh Hữu Trung

Uỷ viên Ban Chấp hành

26. Nguyễn Văn Huấn

Uỷ viên Ban Chấp hành

27. Phạm Điền Sơn

Uỷ viên Ban Chấp hành

28. Đỗ Quang Minh

Uỷ viên Ban Chấp hành

29. Trần Công Khánh

Uỷ viên Ban Chấp hành

30. Trần Bửu Hiền

Uỷ viên Ban Chấp hành

31. Phạm Mạnh Thiều

Uỷ viên Ban Chấp hành

32. Đặng Văn Tiếp

Uỷ viên Ban Chấp hành

33. Trần Thị Hòa

Uỷ viên Ban Chấp hành

34. Trần Đông Hải

Uỷ viên Ban Chấp hành

35. Vũ Đình Thắng

Uỷ viên Ban Chấp hành

36. Nguyễn Thành Châu

Uỷ viên Ban Chấp hành

37. Dương Sơn Minh

Uỷ viên Ban Chấp hành

38. Dương Văn Hải

Uỷ viên Ban Chấp hành

39. Nguyễn Khanh

Uỷ viên Ban Chấp hành

40. Huỳnh Thị Phượng

Uỷ viên Ban Chấp hành

41. Trần Văn Trào

Uỷ viên Ban Chấp hành

42. Nguyễn Trùng Phương

Uỷ viên Ban Chấp hành

43. Trần Văn Quyến

Uỷ viên Ban Chấp hành

44. Lê Hữu Sanh

Uỷ viên Ban Chấp hành

45. Lê Văn Hòa

Uỷ viên Ban Chấp hành

46. Võ Kim Hanh

Uỷ viên dự khuyết

47. Đặng Văn Đáo

Uỷ viên dự khuyết

48. Nguyễn Thị Minh Tư

Uỷ viên dự khuyết

49. Nguyễn Văn Thuyên

Uỷ viên dự khuyết

50. Lê Minh Phương

Uỷ viên dự khuyết

51. Huỳnh Lang Anh

Uỷ viên dự khuyết

52. Lê Thị Hồng Hoa

Uỷ viên dự khuyết

53. Lê Đình Nghiệp

Uỷ viên dự khuyết

54. Nguyễn Nam Ngữ

Uỷ viên dự khuyết

55. Lê Văn Lâm

Uỷ viên dự khuyết

56. Nguyễn Văn Hàng

Uỷ viên dự khuyết

57. Vũ Hữu Tinh

Uỷ viên dự khuyết

58. Đào Văn Minh

Uỷ viên dự khuyết

· Quyết định số 98-NQ.NS/TW ngày 28-2-1987 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định đồng chí Phạm Văn Hy, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Nai giữ chức Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cao su.

· Điện số 23 ngày 13-3-1987 của Bộ Chính trị quyết định đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Liên, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ làm Bí thư Tỉnh uỷ thay đồng chí Phạm Văn Hy.

· Quyết nghị số 51-NQ/TU ngày 30-5-1987 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ phân công đồng chí Phạm Văn Nà giữ chức Phó Bí thư Tỉnh uỷ.

· Quyết định số 722-NQNS/TW ngày 17-7-1989 của Bộ Chính trị quyết định đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Liên, Uỷ viên Trung ương Đảng thôi giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ để nhận công tác khác.

· Quyết định số 723 và 724-NQNS/TW ngày 17-7-1989 của Ban Bí thư quyết định 2 Phó Bí thư Tỉnh uỷ là đồng chí Lê Thành Ba và đồng chí Phạm Văn Nà được hưu trí.

· Quyết định số 727-NQNS/TW ngày 26-8-1989 của Bộ Chính trị điều động đồng chí Phạm Văn Hy, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng cục trưởng Tổng cục Cao su về làm Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Nai.

· Quyết định số 734-NQNS/TW ngày 4-9-1989 của Ban Bí thư chỉ định bổ sung đồng chí Nguyễn Văn Thông - nguyên Trưởng đoàn chuyên gia của tỉnh ở Campuchia vào Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành và tham gia Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.

· Quyết định số 758-NQNS/TW ngày 20-9-1989 của Ban Bí thư chuẩn y hai đồng chí giữ chức Phó Bí thư Tỉnh uỷ là đồng chí Huỳnh Văn Bình và đồng chí Phan Văn Trang.

 

Tin xem nhiều